Ba phần tư các loài động vật sống dưới biển sâu phát quang sinh học

Trong một nghiên cứu gần đây trên Scientific Reports, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Thủy sinh Vịnh Monterey (MBARI) gồm Séverine Martini và Steve Haddock đã chỉ ra rằng 3/4 động vật ở Vịnh Monterey tính từ bề mặt nước đến độ sâu 4.000 mét có thể tự tạo ra ánh sáng của riêng chúng.

Ba phần tư các loài động vật sống dưới biển sâu phát quang sinh học
Các loài động vật sống dưới biển sâu phát quang sinh học. Ảnh minh họa: Internet

Bạn nghĩ rằng sẽ không khó để đếm được số lượng động vật tự phát sáng trong đại dương, chỉ bằng cách quan sát qua các video hoặc hình ảnh chụp ở những độ sâu khác nhau. Nhưng thật không may là có rất ít camera đủ độ nhạy để có thể cho thấy ánh sáng nhạt của nhiều động vật biển.

Bên dưới độ sâu 300 mét (1000 feet), đại dương về cơ bản là màu đen, do đó, động vật không cần phải sáng rực rỡ. Hầu hết các động vật không phát sáng liên tục vì việc tạo ra ánh sáng sẽ làm mất thêm năng lượng và có thể thu hút các loài ăn thịt.

Chính vì có những khó khăn trong việc tính được số lượng động vật phát sáng dưới biển sâu nên hầu hết các ước tính trước đây về số lượng động vật phát sáng là dựa trên các quan sát định tính được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu quan sát qua cửa sổ của tàu lặn. Nghiên cứu của Martini và Haddock là phân tích định lượng đầu tiên về số lượng và chủng loại của các động vật phát sáng ở các độ sâu khác nhau.

Các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu trên từng loài có kích thước lớn hơn một cm trở lên mà xuất hiện trong các video với 240 lần lặn bằng các thiết bị lặn biển điều khiển từ xa (ROVs) của Viện Nghiên cứu Thủy sinh Vịnh Monterey (MBARI) ở hẻm núi Monterey. Họ đã đếm được hơn 350.000 con vật (mỗi con được xác định bởi các kỹ thuật viên video của MBARI), bằng cách sử dụng một cơ sở dữ liệu rộng lớn được biết đến như là Hệ thống Video Tham khảo và Giải thích (VARS – Video Annotation and Reference System). Cơ sở dữ liệu từ hệ thống VARS chứa hơn 5 triệu quan sát động vật biển sâu, và đã được sử dụng làm nguồn dữ liệu cho hơn 360 tài liệu nghiên cứu.

Nhà nghiên cứu Martini đã so sánh danh sách động vật được quan sát trong suốt 240 lần lặn của thiết bị ROV với một danh sách các động vật và các nhóm động vật có khả năng phát quang sinh học được biết đến từ trước. Martini đã phân chia các động vật quan sát thành năm loại:

- Chắc chắn là động vật phát quang sinh học;
- Rất có thể là động vật phát quang sinh học;
- Rất ít khả năng là động vật phát quang sinh học;
- Chắc chắc không phải là động vật phát quang sinh học;
- Và không xác định (chưa có đủ thông tin để xác định xem một con vật có sinh học phát quang sinh học hay không).

Vì các nhà khoa học còn biết rất ít về động vật biển sâu nên có khoảng 20 đến 40% các loài động vật dưới 2,000 mét được xếp loại là "Chưa xác định". Thông qua dữ liệu thu thập, Martini và Haddock rất ngạc nhiên khi thấy rằng tỷ lệ phần trăm động vật phát quang và không phát quang là tương tự nhau tính từ bề mặt xuống đến độ sâu 4.000 mét. Mặc dù tổng số lượng động vật phát quang giảm xuống theo chiều sâu (điều mà đã được thấy trước đó), nhưng rõ ràng là trên thực tế là sẽ có ít động vật hơn khi ở mực nước sâu hơn.

Mặc dù tỷ lệ phần trăm động vật phát quang và không phát quang là tương tự nhau ở tất cả các độ sâu, nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng ở mỗi độ sâu khác nhau sẽ có các nhóm động vật phát quang khác nhau. Ví dụ, từ bề mặt biển xuống đến 1.500 mét, hầu hết các con vật phát quang đều là sứa (medusae) hoặc các động vật thân nhầy gốc phiến lược khác (ctenophores). Từ 1.500 mét đến 2.250 mét, các loài sâu là động vật phát quang dồi dào nhất. Sâu hơn nữa, những con nòng nòng nhỏ được gọi là larvaceans chiếm khoảng một nửa số động vật phát quang.

Phân tích cũng chỉ ra rằng một số nhóm động vật có nhiều khả năng phát quang hơn các nhóm khác. Ví dụ, 97% đến 99,7% nhóm động vật cnidarians (như jellyfishvà siphonophores) có thể phát quang. Ngược lại, chỉ có khoảng 50% số loài cá và các loài động vật chân đầu thuộc nhóm thân mềm cephalopods (như mực và bạch tuộc) mới có thể phát quang sinh học.

Chính việc phát hiện ra tỷ lệ phần trăm các loài phát quang và không phát quang là tương tự nhau (tương đối nhất quán) ở mọi độ sâu đã giúp các nhà khoa học có thể ước tính tổng số động vật ở những độ sâu cụ thể bằng cách đo lượng ánh sáng được tạo ra bởi các động vật ở mỗi độ sâu.

Nhà nghiên cứu Martini cho biết: "Tôi không chắc liệu mọi người có nhận ra sự phát quang sinh học phổ biến đến mức nào, nó không chỉ là một vài loài cá biển sâu, giống như cá quỷ anglerfish mà đó còn là các loài sứa, sâu, mực... tất cả mọi loài." Bà và nhà nghiên cứu Haddock kết luận: "Nếu đại dương là môi trường sống lớn nhất trên trái đất tính theo thể tích, thì sự phát quang sinh học chắc chắn được coi là một đặc điểm sinh thái quan trọng trên trái đất".

Minh Tâm VAST
Đăng ngày 10/11/2017
Theo Sciencedirect
Sinh học

Nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường

Thủy sản được coi là nguồn thực phẩm quan trọng cho tương lai do sự gia tăng dân số toàn cầu và diện tích đất cho nông nghiệp ngày càng hạn chế.

nuôi cá bớp
• 10:24 10/02/2022

50 tấn cá chẽm chết cóng

Hàng trăm ngàn con cá chẽm nuôi tại một trại cá ở Hy Lạp chết vì lạnh, sau trận bão tuyết lớn làm tê liệt toàn quốc gia này trong tuần.

cá chết hàng loạt
• 19:47 28/01/2022

Chất diệt khuẩn an toàn thân thiện với môi trường đến 95%

Người ta nói nuôi thủy sản là nuôi nước. Môi trường nước có sạch thì thủy sản nuôi ở dưới mới sống tốt và lớn lên được. Vậy mới nói khâu diệt khuẩn khử trùng ao là rất quan trọng.

chất diệt khuẩn
• 10:01 10/11/2021

Giải cứu cá voi nặng 3 tấn mắc cạn ở Huế

Người dân ở cửa biển Tư Hiền, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giải cứu thành công một con cá voi nặng 3 tấn, dài hơn 5m mắc cạn do sóng biển đánh dạt bờ trong lúc triều cường dâng cao, biển động mạnh.

Cá voi mắc cạn
• 16:16 21/10/2021

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 10:34 18/02/2025

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 11:09 16/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 11:09 16/06/2025

Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

Đánh bắt biển
• 11:09 16/06/2025

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 11:09 16/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 11:09 16/06/2025
Some text some message..