Bà Rịa-Vũng Tàu: Chế tạo thành công lò sấy thủy sản bằng hơi nước

Anh không phải kỹ sư cơ khí hay nhà nghiên cứu khoa học mà là một cán bộ quản lý nhưng đã có khá nhiều sáng kiến, sáng chế của anh được áp dụng vào thực tiễn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gần đây nhất với sáng kiến lò sấy cá bằng hơi nước của anh cùng với các cộng sự đã đạt giải khuyến khích tại hội thi sáng tạo KHKT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2011- anh là Ngô Sâm, Giám đốc Xí nghiệp chế biến Thủy sản Xuất nhập IV thuộc Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu Thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Baseafood).

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Năm 2002, anh nhận nhiệm vụ làm Giám đốc Xí nghiệp chế biến XNK thuỷ sản IV thuộc Công ty Baseafood. Khi về xí nghiệp công tác, anh đã đặt ra mục tiêu và cùng với anh em trong đơn vị quyết tâm xây dựng uy tín, thương hiệu và quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP (nguyên tắc sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm-phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) tại đơn vị. Tại đây, anh bắt đầu nghiên cứu nguyên tắc hoạt động của hệ thống sấy. Anh Sâm cho biết, điều mà anh quan tâm nhất là làm sao có được chi phí đầu tư thấp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Sau 1 năm anh cùng với các cộng sự mày mò, nghiên cứu, vào giữa năm 2011, lò sấy cá bằng hơi nước đã ra đời và được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp thuộc Công ty Baseafood.

Ưu điểm của công nghệ này là phòng sấy hoàn toàn kín và cách ly với lò đốt, sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với chất đốt do đó không bị nhiễm bẩn. Đặc biệt công nghệ sấy này còn cho phép thu hồi năng lượng thừa hoặc có khả năng điều chỉnh nhiệt phù hợp từng sản phẩm theo thời gian sấy thông qua bộ phận cung cấp nhiệt buồng sấy, do đó công nghệ sấy đạt được 2 mục tiêu đó là vừa đảm bảo chất lượng, vừa giảm chi phí.

Sấy cá bằng lò sấy hơi nước dựa trên nguyên lý hoàn toàn mới so với phương pháp sấy bằng bếp than hoặc gas. Lợi ích dễ thao tác, thời gian đốt lò sấy nhanh hơn và nhàn hơn so với sấy bằng bếp than hoặc gas, có thể sử dụng nhiều chất đốt khác nhau như than đá, vỏ điều, cao su, hay củi… không phải mất nhiều thời gian thay từng viên than, chất lượng sản phẩm sạch hơn không bị dính khói bụi và các khí độc SO2 và CO2. Đây là kết quả kiểm nghiệm thực tế về chất lượng sản phẩm do Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm Tp. Hồ Chí Minh kiểm nghiệm. Từ đó, đáp ứng yêu cầu của khách hàng khó tính về chất lượng như Nga, Đài Loan, và các nước EU.

Theo báo cáo của Công ty Baseafood, từ khi áp dụng công nghệ sấy bằng hơi nước, công ty đã tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi tháng cho chi phí năng lượng để sấy thủy sản, bởi chi phí năng lượng để sấy 1 tấn sản phẩm thủy sản khô bằng gas phải mất gần 5 triệu đồng, bằng than phải hơn 1,5 triệu đồng, trong khí đó với công nghệ này chỉ bỏ ra chưa đến 300.000 đồng. Chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ này cũng chỉ khoảng 50 triệu đồng. Không chỉ vậy, việc sử dụng lò sấy bằng hơi nước còn ít hao tốn sức lao động của công nhân, trong khi thu nhập được tăng lên do năng suất lao động tăng.
Ngoài sáng kiến trên, anh Sâm còn là chủ nhân của hàng loạt sáng kiến khác như sáng kiến dùng máy quay ly tâm tận dụng thịt cá sau filê, máy cắt cá thay cho dùng kéo trực tiếp.... Hiện nay, anh đang ấp ủ một đề tài mới đó là dùng ánh nắng mặt trời, quạt thổi hơi nóng để sấy khô sản phẩm từ mô hình phơi nhiều tầng, đề tài này anh đã thử nghiệm liên tiếp và thành công.

Với sáng kiến này, anh hy vọng sẽ tiết kiệm được chi phí trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay. Với thành tích đạt được cùng với gần 25 năm đóng góp cho ngành thuỷ sản, anh đã nhận nhiều giấy khen của đơn vị, bằng khen của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đạt nhiều giải thưởng tại các Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật của tỉnh, gần đây nhất là năm 2010, anh vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng III và anh đang được đề nghị tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp quốc gia.

Theo Khuyến Nông Việt Nam
Đăng ngày 18/06/2012
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 17:33 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 17:33 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 17:33 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:33 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 17:33 23/12/2024
Some text some message..