Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát huy tiềm năng thủy sản

Nhằm phát huy tiềm năng về nuôi trồng, khai thác thủy hải sản, huyện Đất Đỏ đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người dân mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, phát triển các đội tàu đánh bắt xa bờ để tăng hiệu quả khai thác. Nhờ đó, tình hình sản xuất ngư nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc, đời sống người dân ngày một nâng cao.

Phát huy tiềm năng nuôi trồng, khai thác thủy hải sản
Mô hình nuôi cá lóc bông tại xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ cho hiệu quả cao.

Trước đây, ông Hoàng Thanh Lâm (xã Láng Dài) nuôi các loại cá nước ngọt như: Cá trắm, cá mè, cá chép, cá lóc lai… nhưng hiệu quả không cao. Qua sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp, ông Lâm quyết định chọn nuôi cá lóc bông, vì loại cá này phù hợp với thổ nhưỡng, vùng nước của địa phương. Ông Lâm mạnh dạn đầu tư hơn 5 tỷ đồng đào 4 ao với tổng diện tích mặt nước hơn 3.000m2 để nuôi cá lóc bông. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, hiện nay, 4 ao cá của ông Lâm cho thu hoạch 200 tấn/năm, chủ yếu bán cho các thương lái ở TP.Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang Campuchia. Với giá bán trung bình 45-50 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông Lâm thu lãi 600-700 triệu đồng/năm. Ngoài ông Lâm, hiện nay, mô hình nuôi cá lóc bông tại xã Láng Dài đã được nhân rộng, với gần 20 hộ nuôi trên tổng diện tích ao hơn 22ha.

Không chỉ chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản, huyện Đất Đỏ còn tạo điều kiện, khuyến khích ngư dân đầu tư phát triển nâng cấp tàu thuyền có công suất lớn, trang bị thiết bị, phương tiện khai thác đánh bắt hiện đại, nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ. Bà Nguyễn Thị Phụng (khu phố Hải An, thị trấn Phước Hải), Giám đốc DNTN Lộc An cho biết, gia đình bà đã có 18 năm gắn bó với nghề biển. Ban đầu, các phương tiện của gia đình chủ yếu đánh bắt bờ, từ năm 2006, gia đình bà đầu tư 7 tàu công suất 400-700CV và bắt đầu chuyển sang khai thác hải sản xa bờ. Hải sản đánh bắt được bán cho các công ty chuyên chế biến, kinh doanh hải sản ở BR-VT, Long An, TP.Hồ Chí Minh… Năm 2016, gia đình bà đầu tư 7,5 tỷ đồng để đóng tàu công suất 700CV, trong đó 5,2 tỷ đồng được vay ưu đãi theo Nghị định 67, nâng tổng số tàu lên 8 chiếc. Với đội tàu này, DNTN Lộc An đã giải quyết được công ăn việc làm cho 110 lao động, với thu nhập từ 7-10 triệu đồng/người/tháng. Riêng với gia đình bà Phụng, sau khi trừ chi phí, gia đình bà thu lãi khoảng 1 tỷ đồng/tàu/năm.

Để tăng cường sự liên kết sản xuất trên biển, huyện Đất Đỏ vận động ngư dân đánh bắt hải sản theo mô hình tổ, đội. Đến nay, đã có 44 tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển được thành lập. Mô hình khai thác hải sản theo hình thức tổ, đội đã phát huy tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong đánh bắt, tiêu thụ sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, thông tin về ngư trường, thời tiết, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và đấu tranh với các hành vi vi phạm chủ quyền, an ninh trật tự trên các vùng biển Việt Nam. Ông Huỳnh Hoành Nhung, Tổ trưởng Tổ đánh bắt hải sản Quyết Thắng (thị trấn Phước Hải) cho biết: “Địa phương có hơn 80 tàu hoạt động, chủ yếu là nghề lưới vây. Các tàu trong tổ cùng ra khơi đánh bắt chung ngư trường và thường xuyên liên lạc với nhau để hỗ trợ nhau khi cần. Các tàu luân phiên chở sản phẩm khai thác về cảng để bán và tiếp nhận nhu yếu phẩm để tiếp ứng cho các tàu đang hoạt động trên biển. Nhờ đó, các thành viên trong tổ tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả đánh bắt”.

Theo báo cáo của UBND huyện Đất Đỏ, tính đến nay, diện tích mặt nước nuôi thủy sản toàn huyện đạt 856ha, với sản lượng đạt trên 3.200 tấn/năm. Số lượng tàu thuyền trên địa bàn huyện 660 chiếc với tổng công suất 238.617 CV, sản lượng khai thác khoảng 45.000 tấn/năm. Ông Tạ Văn Bửu, Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đầu tư để khai thác có hiệu quả các tiềm năng về nuôi trồng, khai thác thủy hải sản. Trong đó, huyện sẽ tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản; Khuyến khích phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá để đáp ứng việc đánh bắt, khai thác thủy sản xa bờ. Đồng thời, huyện sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngư dân khai thác, nuôi trồng và nhân rộng mô hình tổ đoàn kết đánh bắt hải sản gắn với công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ an ninh trên biển.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 22/08/2018
Đông Hiếu
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 01:48 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 01:48 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 01:48 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 01:48 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 01:48 26/11/2024
Some text some message..