Ba thách thức của ngành cá ngừ Việt Nam năm 2013

Đúng như dự báo của VASEP được đề cập đến trong Báo cáo XK thủy sản Việt Nam, giá trị XK cá ngừ Việt Nam năm 2012 đã tăng trưởng mạnh tới 50% so với năm 2011, đạt 569 triệu USD cho dù một số thị trường NK lớn như Mỹ, EU vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng.

thách thức ngành cá ngừ ở Việt Nam

Theo phân tích của các chuyên gia, XK cá ngừ Việt Nam tăng trong cả năm qua do 5 nguyên nhân là: Sản lượng khai thác cá ngừ tại 3 tỉnh trọng điểm tăng mạnh; NK nguyên liệu cá ngừ để gia công XK tăng; Sản lượng khai thác cá ngừ ở một số nước giảm làm tăng lợi thế cho Việt Nam; Nguồn lợi cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương giảm tới 96,4% và nhu cầu tiêu thụ của các thị trường NK tăng.

Theo thống kê của Bộ NN và PTNT, sản lượng khai thác cá ngừ năm 2012 của 3 tỉnh trọng điểm Miền Trung ước đạt hơn 19.000 tấn, tăng 80,95% so với năm trước. Và theo báo cáo của Tổ chức Môi trường Pew, nguồn lợi cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương đã giảm 96,4% do tình trạng lạm thác trong suốt nhiều thập kỷ qua. Tổ chức này kêu gọi Nhật Bản, Mỹ và Mexico có hành động quản lý và bảo tồn loài cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương. Do đó, nguồn nguyên liệu của những nước này bị ảnh hưởng lớn.

Thêm vào đó, XK cá ngừ của Philippines và Thái Lan giảm do gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu. Vì vậy trong năm qua, nhờ có sự thuận lợi về mùa vụ, các DN Việt Nam đã giảm được áp lực về nguyên liệu, có được lợi thế hơn so với các nước láng giềng.

Tuy nhiên, năm 2013 ngành cá ngừ Việt Nam sẽ phải đối mặt với 3 thách thức lớn về chất lượng, nguồn lợi và thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và XK mặt hàng cá ngừ.

Sang đầu năm 2013, theo báo cáo từ các tỉnh, sản lượng đánh bắt cá ngừ vẫn trên đà tăng nhanh. Tuy nhiên, nghề câu cá ngừ đại dương sử dụng đèn cao áp mới xuất hiện tại Miền Trung tuy đã giúp nâng cao sản lượng nhưng lại làm giảm chất lượng cá khai thác.

Chất lượng cá ngừ “câu đèn” thấp, khi xẻ ra thịt cá có màu hoặc đỏ bầm, hoặc nhợt nhạt, không đỏ tươi như cá câu truyền thống. Nếu tiếp tục duy trì tình trạng này, rất có thể năm nay sẽ thiếu nguyên liệu đảm bảo chất lượng để sản xuất các mặt hàng XK có giá trị cao. Bên cạnh đó, thời tiết biển năm 2013 được dự báo sẽ không thuận lợi như năm ngoái, dẫn đến sản lượng cá khai thác sẽ giảm.

Về thị trường XK, mặc dù khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và nền kinh tế toàn cầu yếu kém nhưng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ năm vừa qua vẫn không bị ảnh hưởng lớn, thậm chí tăng tại các thị trường NK lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, sang năm 2013, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu sẽ khiến nền kinh tế các nước Châu Âu sẽ vẫn còn ảm đạm, tác động tới các hoạt đông thương mại của các nước này. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ cao cấp sẽ tiếp tục giảm và thay vào đó, nhu cầu đối với các sản phẩm có giá thấp như cá ngừ đóng hộp sẽ vẫn tăng mạnh. Khủng hoảng tại thị trường cá ngừ hộp của Mỹ sẽ còn tiếp tục trong những tháng đầu năm nhưng nước này vẫn phải tăng cường NK để bù đắp lượng thiếu hụt do bị hạn chế về sản lượng đánh bắt.

Năm 2013, Việt Nam sẽ tiến gần hơn tới việc gia nhập đầy đủ vào Ủy ban Nghề cá Trung - Tây Thái Bình Dương (WCPFC). Do đó, dự báo áp lực về nguyên liệu cá ngừ sẽ buộc Việt Nam phải nâng cao khả năng giám sát từng tàu cá về vị trí hoạt động, cơ cấu sản phẩm và sản lượng khai thác, xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu nghề cá, điều tra trữ lượng nguồn lợi cá di cư, cung cấp số liệu thống kê, xây dựng hệ thống luật pháp và thực thi luật trong quản lý và bảo vệ nguồn lợi... khi gia nhập tổ chức này.

XK cá ngừ quý I/2013 được dự báo vẫn tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm trước nhưng do trùng với thời gian nghỉ Tết nguyên đán của DN nên giá trị sẽ đạt khoảng 130 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2012 và  giảm 0,8% so với quý IV/2012.

Cả năm 2013, dự báo tổng giá trị XK cá ngừ đạt trên 580 triệu USD, tăng khoảng 2,3% so với năm 2012. Ngoài EU, hoạt động XK sang thị trường Mỹ cũng sẽ khó khăn hơn trong năm nay nhưng giá trị XK sang các thị trường mới như Châu Á, Trung Đông sẽ tăng từ 20-60% so với năm trước.

Vasep.com.vn
Đăng ngày 20/02/2013
nguyễn hà
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 12:29 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 12:29 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 12:29 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:29 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 12:29 02/12/2024
Some text some message..