Bạc Liêu: Báo động nuôi tôm thẻ chân trắng "vượt rào"

Bà Phan Thị Thu Oanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, tỉnh chỉ phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh ở một số huyện, thành phố thuộc vùng phía Nam Quốc lộ (QL) 1A và chủ yếu khu vực ngoài đê biển, diện tích nuôi chưa đến 100 ha. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại các huyện thuộc vùng Bắc QL1A đã có nhiều hộ dân thả nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức quảng canh cải tiến, nuôi ghép với tôm sú, kể cả nuôi thâm canh.

tôm thẻ, Bạc Liêu
Ảnh minh họa (nguồn: kinhtenongthon.com.vn)

Việc làm này chưa được cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương cho phép. Sở đã chỉ đạo các địa phương có nuôi thẻ chân trắng thống kê lại diện tích đang thả nuôi cụ thể và có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ đối tượng nuôi không được khuyến khích này.

Bên cạnh những bệnh thường gặp của tôm sú như đốm trắng, đầu vàng… nhược điểm lớn nhất của tôm thẻ chân trắng là dễ mắc hội chứng Taura. Trong khi đó, hội chứng này có thể lây nhiễm sang các loại tôm bản địa, làm mất an ninh sinh thái, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến nuôi trồng thủy sản và môi trường tự nhiên.

Trước tình hình trên, để thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất theo kế hoạch năm 2013 của ngành, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện Giá Rai, Phước Long, Hồng Dân chỉ đạo Phòng NN&PTNT kết hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn và cán bộ nuôi trồng thủy sản cơ sở tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những cá nhân, tổ chức nuôi tôm trên địa bàn về các quy định quản lý của Nhà nước trong việc nuôi đối tượng này. Qua đó, giúp họ nâng cao ý thức và lựa chọn mô hình, đối tượng nuôi phù hợp. Trước mắt, không được tuyên truyền, phổ biến các hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng trên toàn bộ diện tích nuôi thủy sản vùng Bắc QL1A; đồng thời chỉ đạo Phòng NN&PTNT, UBND các xã, thị trấn tổ chức cho các chủ cơ sở, người nuôi tôm thẻ chân trắng cam kết không để tôm thẻ chân trắng thoát ra môi trường xung quanh. Trường hợp xuất hiện tôm bệnh, tôm chết phải được thu gom, xử lý theo hướng dẫn của cán bộ thú y địa phương; chấp hành sự giám sát và kiểm tra của các cơ quan quản lý, cơ quan thú y, chính quyền địa phương về phòng trừ dịch bệnh.

Sở dĩ có tình trạng "vượt rào" thả nuôi tôm thẻ chân trắng là do người nuôi tôm sú truyền thống bị thua lỗ nặng vì tôm chết liên tục trên diện rộng mà không tìm rõ được nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Vì vậy, khi 'nghe' tôm thẻ chân trắng dễ nuôi năng suất cao, thời gian nuôi ngắn, chỉ 3 tháng là thu hoạch... nên người nuôi liều tìm giống để thả nuôi trong điều kiện '3 không' (không vốn, không hiểu kỹ thuật, không có giống tốt). Không vốn, vì tôm thẻ chân trăng đòi hỏi suất đầu tư cao về con giống, do thả nuôi với mật độ rất dày, 60-80 con/m2. Không kỹ thuật vì người nuôi hoàn toàn không hiểu kỹ thuật về con tôm thẻ chân trắng, trong khi vật nuôi này lột xác rất nhanh, chu kỳ thu hoạch chỉ có 3 tháng, nếu sơ suất để tôm thiếu oxy sẽ chết hàng loạt. Không có giống tốt, vì hiện nay trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu chưa có cơ sở nào cung cấp con giống thẻ chân trắng được kiểm nghiệm dịch bệnh./.

TTXVN
Đăng ngày 23/03/2013
Nuôi trồng

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 11:48 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 18:30 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 18:30 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 18:30 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:30 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:30 02/12/2024
Some text some message..