Bạc Liêu: Hàu dễ nuôi, lợi nhuận cao

Trong những năm qua, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi liên tục xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm ở các vùng ven biển và phía bắc quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu, nhiều hộ dân lúng túng trong việc chuyển đổi sản xuất các đối tượng thủy sản khác như: cá kèo, cá mú, cá chẽm… thì Anh Ngô Văn Xíu đã thành công với nghề nuôi hàu thương phẩm, hàng năm cho thu nhập vài trăm triệu đồng.

hàu
Sau 6 tháng nuôi, trọng lượng trung bình đạt 4 con/kg, anh xíu thu sản lượng trên 70 tấn hàu thương phẩm, lợi nhuận gần 400 triệu đồng.

Trước đây anh Ngô Văn Xíu (ngụ ở khóm 6, phường 2, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), nuôi tôm công nghiệp khá thành công, nhưng về sau do ô nhiễm môi trường, nhiều dịch bệnh, nuôi tôm trở nên khó khăn, năm 2011, anh bỏ nghề nuôi tôm, nhận khoán một đoạn kênh khoảng 1 km (đoạn gần cửa biển), tại ấp 17, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu để xây dựng bè nuôi hàu.

Anh thiết kế 140 bè nuôi, mỗi bè có diện tích 6m2 (ngang 2 m, dài 3 m). Bè làm bằng tre, sàn bè đan lưới, trên mỗi bè treo 8 can nhựa lớn để cho bè nổi cách đáy 0,5m. Anh thả nuôi 200 kg hàu giống/bè (cỡ 12 – 14 con/kg). Tổng chi phí khoảng 400 triệu đồng, bao gồm con giống, vật tư làm bè và thuê mướn công nhân. Sau 7 tháng nuôi, bắt đầu đạt kích cỡ thu hoạch hàu thịt, từ 3 đến 4 con/kg, giá bán bình quân 13 ngàn đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí anh còn lãi trên 300 triệu đồng.

Năm 2012, anh nâng số lượng bè lên 180 bè và cải tiến vật liệu làm bè nhằm giảm chi phí. Sau 6 tháng nuôi, trọng lượng trung bình đạt 4 con/kg, sản lượng trên 70 tấn, giá bán 15 ngàn đồng/kg, lợi nhuận gần 400 triệu đồng.

Anh Xíu chia sẻ kinh nghiệm nuôi hàu: “Kỹ thuật nuôi hàu đơn giản, dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt rất thấp, rất phù hợp với vùng ven biển, nuôi được quanh năm, không dịch bệnh. Nuôi hàu không cần cho ăn, thức ăn chủ yếu là tảo, phiêu sinh vật phù du, ít công chăm sóc, dễ quản lý so với nuôi tôm, chỉ cần 4 công lao động là đủ. Sau 1 tháng sắp hàu lại 1 lần, tránh chồng lên nhau, để chúng dễ dàng hấp thụ thức ăn, dùng mô tơ rửa sạch rong rêu bám trên thân hàu. Hàu thương phẩm tiêu thụ tại địa phương và chủ yếu cung cấp cho thương lái ở TP Hồ Chí Minh”.

Hiện tại, anh Xíu tiếp tục thả nuôi lại 2 tấn hàu giống trên 10 bè. Do nguồn con giống khan hiếm - mua tận Cà Mau, với giá khá cao 9 ngàn đồng/kg, loại 10 – 12 con/kg, nên để chủ động được nguồn giống và giảm chi phí trong sản xuất, anh đã tự tạo những giá thể đặt ngoài cửa biển, làm nơi cư trú cho hàu con để khai thác giống tự nhiên.

giá thể
Anh Ngô Văn Xíu, đang chuẩn bị những giá thể.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Khoa, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu nhận xét: “Nuôi hàu vốn đầu tư không cao, có thể nuôi với số lượng lớn, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít tốn công chăm sóc, ít rủi ro, lợi nhuận cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển. Mô hình này góp phần phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn, cải thiện chất lượng nguồn nước. Tuy nhiên cũng cần khảo sát địa thế và chất lượng nguồn nước, tránh ô nhiễm và không chạy theo phong trào dẫn đến được mùa, rớt giá”.

Khuyến Nông VN, 14/04/2014
Đăng ngày 17/04/2014
Nguyễn Ngọc Oanh - Trung tâm KNKN Bạc Liêu.
Nuôi trồng

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 06:12 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 06:12 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 06:12 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 06:12 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 06:12 29/11/2024
Some text some message..