Trong quá trình sản xuất anh Lam được cán bộ kỹ thuật TTKN trực tiếp hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản như: chuẩn bị ao, kiểm tra các yếu tố môi trường, thả giống trong ao ương, sau đó sang qua ruộng nuôi.
Qua 6 tháng thực hiện mô hình tôm phát triển tốt, năng suất đạt được 380 kg, bình quân 20 con trên 1 kg, giá bán 192 ngàn đồng/kg (tôm oxy). Sau khi trừ tất cả chi phí lãi trên 50 triệu đồng. Có thể nói mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực phù hợp với vùng chuyển đổi có độ mặn thấp, chi phí đầu tư thấp, ít dịch bệnh, giảm rủi ro, thu nhập khá, cần được nhân rộng trong thời gian tới.
Anh Lam chia sẻ: Trước đây thả giống trực tiếp vào ao nuôi nên tỷ lệ sống rất thấp, chỉ khoảng 30%. Sau khi được cán bộ kỹ thuật TTKN hướng dẫn kỹ thuật ương tôm giống (ao ương 1.000m2, mật độ 15 con/m2) trước khi thả ra ao nuôi khoảng 2 tháng, có bổ sung thức ăn công nghiệp thì tỷ lệ sống đạt 70%. Sau 2 tháng, anh san ra ao nuôi được 10 ngàn con, số còn lại trong ao ương còn lại khoảng 2 ngàn con. Cái lợi của cách nuôi này là nhẹ chi phí, dễ chăm sóc, điều quan trọng là tôm có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh.
Tôm thu dạng oxy tại hộ anh Lê Văn Lam.
Việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, cùng với việc đầu tư phát triển sản xuất đúng mức sẽ tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi, tăng thu nhập cho nông dân. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh, khai thác tốt nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường.