Bạc Liêu: Kiểm soát chất lượng tôm giống, tránh thiệt hại

Trong khi dịch bệnh trên tôm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL đang diễn biến phức tạp, chưa tìm ra chính xác nguyên nhân, thì người nuôi tôm Bạc Liêu lại ồ ạt chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, trong khi đó cơ sở hạ tầng, con giống, kỹ thuật chưa đáp ứng nên đã có nhiều diện tích xảy ra tình trạng tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng.

keim soat giong tom the chan trang
Kiểm soát giống tôm thẻ chân trắng tại bể ương.

Để đáp ứng nhu cầu nuôi, các cơ sở sản xuất - kinh doanh tôm giống trên địa bàn đã cho nhập hàng nghìn cặp tôm thẻ chân trắng bố mẹ từ Mỹ với giá gần 3 triệu đồng/cặp. Số tôm bố mẹ nhập khẩu được phía đối tác cam kết miễn dịch 10 loại bệnh nguy hiểm nhưng thời gian qua tôm thẻ chân trắng vẫn bị chết hàng loạt.

Tại hội nghị quản lý chất lượng tôm giống do Tổng cục Thủy sản tổ chức tại Bạc Liêu mới đây, ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu, khẳng định: do quy định thiếu chặt chẽ nên việc tiêu hủy tôm giống và tôm bố mẹ bị bệnh trên địa bàn tỉnh rất hạn chế. Điều này gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm cũng như những công ty tôm giống làm ăn chân chính.

Cũng theo ông Giang, bên cạnh tôm giống, chưa có một quy định nào cho phép kiểm dịch tôm bố mẹ tại các trại sản xuất giống. Trong khi tôm bố mẹ (cả tôm sú và thẻ chân trắng) - nguồn lây bệnh chính cho tôm giống - được nhập từ nhiều nguồn khác nhau (có cả trong nước và nhập khẩu).

Tổng cục Thủy sản cũng đánh giá: tôm thẻ chân trắng bố mẹ hiện nay nhập khẩu 100% từ nhiều nơi trên thế giới, không biết nguồn gốc từ dòng tôm nào, chất lượng có lô tốt, lô xấu.

Trước hiện tượng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng vọt, “vua tôm” Võ Hồng Ngoãn (thành phố Bạc Liêu) khuyến cáo, đối với những địa phương chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nông dân không thông thạo kỹ thuật, ít vốn… thì tuyệt đối không nên nuôi tôm thẻ chân trắng vì chi phí đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng cao gấp nhiều lần so với tôm sú, kỹ thuật khắt khe, cơ sở hạ tầng khép kín… Theo ông Ngoãn, đã có nhiều người “dở khóc, dở cười” vì nuôi tôm thẻ chân trắng theo “phong trào”.

Bạc Liêu có gần 400 cơ sở sản xuất và ương tôm giống, hàng năm cung cấp ra thị trưởng khoảng 5 tỷ con giống, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu hộ nuôi tôm trên địa bàn. Tuy nhiên, số cơ sở đầu tư mạnh về quy mô, đi đầu trong ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh để có tôm giống chất lượng cao chỉ chiếm 20%; 80% còn lại xếp vào dạng công nghệ “bèo”, tạo ra tôm giống đủ kiểu chất lượng.

Thậm chí, có cơ sở gọi là công ty tôm giống nhưng không hề sản xuất giống, mà vẫn có tôm giống để bán do thu mua tôm giống khắp nơi, sau đó đóng thùng (với nhiều thương hiệu khác nhau) để bán cho người nuôi tôm. Trong khi đó, chỉ có hộ nuôi theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp mới xét nghiệm con giống trước khi thả nuôi, còn đa phần hộ nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến chỉ “xét nghiệm” tôm bằng cách quan sát. Nhưng những hộ nuôi tôm xét nghiệm bằng “mắt” chiếm hơn 90% diện tích tôm nuôi của tỉnh này.

Bạc Liêu có diện tích nuôi tôm khoảng 125.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp hơn 10.000 ha. Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của thời tiết bất thường, nguồn giống kém chất lượng, xảy ra dịch bệnh làm hơn 16.000 ha tôm nuôi chết, thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Điều đáng lo lắng hiện nay, do nhiều nguyên nhân, trong đó giá tôm sú xuống thấp, thiếu thông tin về thị trường, không am hiểu về kỹ thuật mà gần đây nhiều người chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng.

Theo dự báo, vụ nuôi tôm năm 2013, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của tỉnh khoảng 1.000 ha, tăng khoảng 400 ha so với năm 2012. Với diện tích này, Bạc Liêu cần khoảng 2,4 tỷ con post (tôm con) tôm thẻ chân trắng.

Để đáp ứng lượng con giống trên sẽ có lượng lớn con giống bố mẹ nhập từ nước ngoài, trong khi khâu kiểm dịch còn khá lỏng lẻo, nguồn bệnh chưa được kiểm soát, đang là mối lo ngại cho người nuôi tôm tỉnh này khi mùa nuôi tôm chuẩn bị vào chính vụ.

Đăng ngày 23/11/2012
Huỳnh Sử
Nuôi trồng

Các lý do thuyết phục cho việc lựa chọn cá đối mục vào nuôi ghép cùng tôm

Một trong những mô hình nuôi ghép đang được quan tâm hiện nay là nuôi ghép cá đối mục (Mugil cephalus) với tôm. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững. 

Cá đối mục
• 10:21 24/10/2024

Nguyên nhân khiến ngành tôm của Bangladesh đang lao dốc

Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Bangladesh, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Anh và Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của nước này đã giảm sút đáng kể. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái này? Hãy cùng Tép Bạc phân tích các yếu tố chính khiến ngành tôm Bangladesh đang lao dốc.

Tôm thẻ
• 10:09 23/10/2024

Chuỗi giá trị trong nuôi trồng thủy sản

Chuỗi giá trị trong nuôi trồng thủy sản là một hệ thống phức tạp, bao gồm các hoạt động và giai đoạn khác nhau từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nó không chỉ tập trung vào sản xuất tôm, cá hay các loại thủy sản mà còn liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ, nguyên liệu, và các yếu tố hỗ trợ khác. Hiểu rõ chuỗi giá trị này giúp người nuôi, doanh nghiệp và các bên liên quan tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tôm thẻ
• 13:56 22/10/2024

Có cần thiết dự trữ nước vào các tháng có độ mặn thích hợp?

Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm chính là độ mặn của nước. Đối với các khu vực có mùa khô hạn và mùa mưa rõ rệt, việc quản lý nguồn nước trở thành một thách thức lớn. Vậy có cần thiết phải dự trữ nước vào các tháng có độ mặn thích hợp không?

Tôm thẻ
• 10:23 21/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 18:17 24/10/2024

Các lý do thuyết phục cho việc lựa chọn cá đối mục vào nuôi ghép cùng tôm

Một trong những mô hình nuôi ghép đang được quan tâm hiện nay là nuôi ghép cá đối mục (Mugil cephalus) với tôm. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững. 

Cá đối mục
• 18:17 24/10/2024

Phát hiện loài bất đối xứng già cỗi nhất trên trái đất

Theo nghiên cứu mới nhất, sinh vật lâu đời nhất được biết đến với bằng chứng về cơ thể bất đối xứng đã sống hơn nửa tỷ năm trước ở vùng hẻo lánh của Úc.

Quaestio simpsonorum
• 18:17 24/10/2024

Các tiêu chí đánh giá tôm giống đạt chất lượng

Các tiêu chí đánh giá tôm giống đạt chất lượng Việc chọn lựa tôm giống đạt chất lượng là bước quan trọng đầu tiên quyết định thành công của quá trình nuôi. Tôm giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh sẽ giúp tăng tỷ lệ sống sót và rút ngắn thời gian nuôi, từ đó nâng cao năng suất và lợi nhuận.

• 18:17 24/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 18:17 24/10/2024
Some text some message..