Bạc Liêu: Nguy cơ vỡ quỹ bồi thường bảo hiểm tôm nuôi

Đến nay, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu đã thực hiện 1.990 hợp đồng cho 1.435 hộ nông, ngư dân tham gia chương trình bảo hiểm cho con tôm trên diện tích gần 1.400 ha với tổng giá trị bảo hiểm khoảng 640 tỷ đồng.

tom nuoi chet
Phần lớn người nuôi tôm đều muốn “bị” thiệt hại để được bồi thường

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, tình hình nuôi trồng thủy sản từ đầu năm đến nay gặp nhiều khó khăn. Tính riêng trong tháng 4/2013, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại hơn 10.190ha; trong đó, mức độ bị thiệt hại chiếm hơn 70%, chủ yếu là tôm nuôi công nghiệp - bán công nghiệp, còn lại là diện tích tôm nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến.

Công ty Bảo Việt Bạc Liêu đang xem xét giải quyết bồi thường cho gần 1.940 hợp đồng của 1.320 hộ trên diện tích hơn 1.300ha bị thiệt hại, với tổng số tiền bồi thường 39,84 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Lê Minh Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, việc thực hiện bảo hiểm cho con tôm hiện nay rất bất cập. Phần lớn người nuôi tôm thẻ chân trắng đều muốn “bị” thiệt hại để được bồi thường vì theo quy định, tôm thẻ chân trắng nuôi từ 55 - 60 ngày, nếu thiệt hại đều được bảo hiểm bồi thường. Nhưng người nuôi tôm lại được tận thu số tôm còn lại. Qua thống kê cho thấy, có đến 90% số hộ nuôi tôm bị thiệt hại đều rơi vào thời gian tôm từ 55 - 60 ngày nuôi.

Trong quá trình thực hiện, một số bất cập từ phía người nuôi tôm cũng được phát hiện như: không bảo đảm đúng quy trình nuôi; thả giống ít khai nhiều; thả tôm vào lúc khuya (1-2 giờ sáng) mục đích là gây khó khăn trong việc kiểm đếm số lượng nhằm trục lợi; tôm chết không báo ngay cho bảo hiểm mà để kéo dài đến ngày để có tỷ lệ bồi thường cao. Trong khi đó, việc bảo hiểm cũng chưa có qui định về mật độ thả giống là bao nhiêu con/m2 và phía bảo hiểm cũng chưa có qui định chỉ nhận bảo hiểm tối đa bao nhiêu con/m2. Ngoài ra, khi thiệt hại xảy ra, theo quy trình phải dừng thả giống để cải tạo xử lý ao, vuông nuôi nhưng lại chưa qui định cụ thể là bao lâu nên người nuôi lợi dụng sơ hở này để thả giống mới nhằm trục lợi thêm...

Để khắc phục những tồn tại bất cập trên, ngoài việc tăng cường nhân lực làm công tác bảo hiểm cho cơ sở, ngành Bảo hiểm chỉ chấp nhận bảo hiểm cho các hộ nuôi tôm thực hiện đúng quy trình kỹ thuật do tỉnh ban hành; tăng cường giám sát từ khâu thả giống, báo cáo định kỳ hàng tháng.

Ngành Bảo hiểm cũng sẽ kiểm tra đột xuất và định kỳ ở các ao nuôi để đánh giá các hộ nuôi tham gia bảo hiểm có thực hiện đúng qui trình hay không; trang bị thêm máy xét nghiệm để phân tích, xét nghiệm mẫu tôm bệnh; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình triển khai, hỗ trợ kinh phí đúng đối tượng, bồi thường đúng tỷ lệ quy định, hạn chế thấp nhất tình trạng gian dối, nhằm trục lợi trong bảo hiểm nuôi tôm. Đồng thời thông qua công tác kiểm tra giám sát, phát hiện những đối tượng trục lợi để xử lý răn đe, nhằm đạt mục tiêu mà chính sách đề ra.

TTXVN
Đăng ngày 10/05/2013
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 10:02 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:02 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 10:02 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 10:02 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:02 28/11/2024
Some text some message..