Bạc Liêu: thả nuôi 4671 ha tôm càng xanh trên đất lúa

Tính đến ngày 19/7/2012, diện tích thả nuôi tôm càng xanh của tỉnh Bạc Liêu là 4.671 ha, đạt 68,69% kế hoạch, chủ yếu tập trung nhiều nhất trên địa bàn huyện Phước Long (4.551 ha), Hồng Dân (140 ha).

nuôi tôm càng xanh
Tôm càng xanh trong ruộng lúa. Ảnh: Phan Thanh Cường

Qua ghi nhận thực tế tại một địa bàn hiện nay tôm đã được 1 - 1,5 tháng tuổi, đang phát triển tốt; bà con nông dân đã tập trung cải tạo vuông nuôi theo đúng hướng dẫn kỹ thuật và tuân thủ lịch thời vụ ngành chuyên môn khuyến cáo. Thời điểm này độ mặn tại một số vuông nuôi dao động từ 7 - 9 ‰ thích hợp cho tôm càng xanh giai đoạn còn nhỏ sinh trưởng và phát triển. Tôm càng xanh giống được bà con thả nuôi thường có nguồn gốc Cần Thơ, một số tôm càng xanh Trung Quốc, Thái Lan giá từ 160 - 190 đồng/con, kích cở xuất bán từ 1 - 1,2 cm, tôm được ương gièo từ 1 - 1,5 tháng trước khi thả ra vuông nuôi.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản thì mô hình tôm càng xanh - lúa là mô hình khá dễ nuôi, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại các xã thuộc vùng chuyển đổi huyện Phước Long, Hồng Dân. Nhiều năm qua, chính quyền địa phương luôn kuyến khích bà con phát triển mô hình tôm càng xanh - lúa vì đây là mô hình nuôi kết hợp mang tính bền vững, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa cây lúa và con tôm. Chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo để tuyên truyền kỹ thuật nuôi, cập nhật thông tin hữu ích cho bà con nông dân. Dự kiến đến cuối tháng 8/2012 (dương lịch) diện tích tôm càng xanh trên đất lúa sẽ thả giống dứt điểm.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 31/07/2012
Nuôi trồng

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 14:03 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 14:03 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 14:03 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 14:03 17/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:03 17/12/2024
Some text some message..