Bắc Ninh: Nuôi ếch công nghiệp trong lồng lưới cho thu nhập cao

Nhằm từng bước đa dạng hoá các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng nhiều mô hình nuôi trồng thủy đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao như: Cá trắm đen, Cá rô phi đơn tính, ốc nhồi, lươn, ếch… Trong đó, sự thành công của mô hình nuôi ếch công nghiệp trong lồng lưới là cơ sở để nhân rộng và phát triển đa dạng các đối tượng nuôi theo hướng bền vững.

nuôi ếch
Tham quan mô hình nuôi ếch công nghiệp trong lồng lưới tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh

Mô hình được triển khai từ tháng 6/2016 với quy mô 38.000 con giống/760m2 lồng tại các xã Tam Giang (Yên Phong), Chi Lăng (Quế Võ) và Thị trấn Thứa (Lương Tài). Để mô hình đạt hiệu quả cao, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông các huyện tiến hành khảo sát, chọn các hộ có diện tích ao nằm ngoài khu dân cư và trong vùng chuyển đổi thuộc khu vực quy hoạch của địa phương, có điều kiện tự nhiên và hệ thống giao thông phục vụ sản xuất thuận lợi cho việc nuôi ếch theo yêu cầu của mô hình; tổ chức tập huấn kỹ thuật, khử trùng ao nuôi cho hộ dân xây dựng mô hình và cung ứng con giống, thức ăn chăn nuôi theo đúng mức hỗ trợ.

Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi ếch của gia đình, anh Chu Văn Thuỷ ở thôn Vọng Nguyệt (xã Tam Giang, Yên Phong) chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi từng nuôi nhiều loại cá truyền thống nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Sau khi được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh, gia đình tôi tham gia nuôi thử nghiệm 15.000 con giống trên diện tích 300m2 lồng. Với mật độ 50 con/m2 lồng, sau 3 tháng nuôi, ếch đạt trọng lượng 300- 320g/con, tỷ lệ sống trung bình đạt 70%, sản lượng ếch đạt 3.600kg. Với giá bán hiện nay là 45.000 đồng/kg, thì thu được 162 triệu đồng, sau khi trừ chi phí gia đình tôi thu lãi hơn 30 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với các loại vật nuôi truyền thống. Hơn nữa, dưới lồng ếch vẫn có thể nuôi cá bình thường mà lại không tốn nhiều thức ăn cho cá. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng mô hình trong thời gian tiếp theo”.

Mô hình nuôi ếch trong lồng có ưu điểm là chi phí ban đầu thấp do không phải xây bể; tận dụng được diện tích mặt nước ao thả cá; cá có thể ăn thức ăn thừa của ếch, mỗi năm nuôi được từ 2 - 3 lứa (từ tháng 4 đến hết tháng 9 dương lịch hàng năm). Các ô lồng được đặt xung quanh bờ ao nổi trên mặt nước. Trong quá trình nuôi thường xuyên san thưa và phân cỡ để tạo độ đồng đều về kích cỡ nhằm dễ chăm sóc, hạn chế  tình trạng con lớn ăn con nhỏ, gây hao hụt về số lượng và chậm lớn. Quá trình nuôi cần chú trọng khâu cho ăn theo từng giai đoạn sinh trưởng và kịp thời phát hiện bệnh để có biện pháp xử lý hiệu quả.

Về thức ăn, các hộ đều sử dụng 100% thức ăn công nghiệp có hàm lượng Protein 25 - 40%, cho ăn với khối lượng bằng 4 - 6% khối lượng ếch trong lồng nuôi. Định kỳ 15 ngày một lần, trộn Vitamin C và B-Complex vào thức ăn cho ếch nhằm phòng bệnh và tăng sức đề kháng. Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ hơn 370C, các hộ nuôi tiến hành che mát, chống nắng nóng cho ếch bằng các biện pháp như: làm mái che bằng lưới đen trên mặt lồng cách khoảng 30 - 50cm, cho bèo tây vào, bơm nước tạo mưa làm mát cho ếch. Đặc biệt, sau mỗi đợt mưa lớn kéo dài cần sử dụng thuốc tím khử trùng lồng nuôi nhằm hạn chế bệnh đường ruột, bệnh mù mắt, xuất huyết cho ếch.

Nhận xét về mô hình nuôi ếch công nghiệp trong lồng lưới, ông Ngô Thanh Hải, Trưởng phòng Kỹ thuật Chăn nuôi - Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh cho biết: “Qua kết quả mô hình cho thấy, nuôi ếch công nghiệp trong lồng lưới có nhiều ưu điểm như tận dụng mặt nước sẵn có, dễ chăm sóc quản lý, thời gian nuôi ngắn, nhanh thu hồi vốn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có khả năng nhân ra diện rộng. Song, khuyến cáo các hộ dân không vì thế mà phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch. Trong thời gian tới, các đơn vị chức năng cần tiếp tục chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nuôi, bởi nuôi với số lượng lớn, tập trung sẽ dễ xảy ra dịch bệnh; đồng thời, phát triển các CLB thủy đặc sản, HTX thủy sản để tập hợp các hộ sản xuất đơn lẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong chăn nuôi, hướng tới mục tiêu đa dạng nguồn hàng hoá thương phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân”.

Khuyến Nông Việt Nam, 21/11/2016
Đăng ngày 22/11/2016
Nguyễn Hoài - Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh
Nuôi trồng

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:41 03/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 09:58 02/10/2024

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 09:26 01/10/2024

Tác dụng của cá cảnh trong việc giảm căng thẳng mà bạn không ngờ tới

Ngày nay, việc nuôi cá cảnh đã trở thành một sở thích phổ biến trong nhiều gia đình. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian sống, thú vui này còn ẩn chứa nhiều lợi ích không ngờ tới cho sức khỏe tinh thần.

Cá cảnh
• 00:54 04/10/2024

Cá tra Việt Nam cần có thương hiệu để vượt khó

Chiều 27/9/2024, làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, có tỉnh ở ĐBSCL đề nghị được ưu tiên bố trí kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống cá tra tập trung. Vấn đề bức thiết bởi cá tra nước ta đang đối diện nhiều khó khăn, muốn vượt qua cần nâng cao chất lượng chuỗi sản phẩm từ giống đến chế biến xuất khẩu để xây dựng thương hiệu đáp ứng yêu cầu thị trường. Thực tế, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã thực hiện, đang cần ưu tiên nguồn lực để có kết quả lớn hơn.

Cá tra
• 00:54 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 00:54 04/10/2024

10 đặc điểm để nhận biết tôm tươi trước khi mua

Tôm là món ăn quen thuộc với mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, để chọn lựa được những con tôm tươi ngon là điều mà bà nội trợ nào cũng quan tâm hàng đầu. Bởi chỉ có những con tôm tươi mới chế biến nên những món ăn hấp dẫn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Sau đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc nhận biết 10 đặc điểm dễ dàng lựa được những con tôm tươi ngon trước khi mua nhé.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:54 04/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 00:54 04/10/2024
Some text some message..