Bạch tuộc có chung tổ tiên với con người, não phát triển vượt bậc

Bạch tuộc là loài rất thông minh và một nghiên cứu mới cho thấy nguyên nhân có thể là do chúng có bộ não tương tự con người.

Bạch tuộc
Bạch tuộc là loài rất thông minh. Ảnh: unsplash.com

Bạch tuộc và con người có nguồn gốc tiến hóa từ cùng một sinh vật nguyên thủy giống như giun có tên là Facivermis yunnanicus, sống cách đây 518 triệu năm. Điều này có thể lý giải tại sao loài sinh vật có tám chi này rất thông minh.

Loài Facivermis yunnanicus là ví dụ sớm nhất được biết đến về quá trình tiến hóa của động vật để loại bỏ các bộ phận cơ thể không còn cần thiết và có trí thông minh tối thiểu.

Trung tâm Max Delbruck ở Berlin (Đức) đã phát hiện cấu trúc não của bạch tuộc tương tự như con người vì loài động vật biển này có nhiều bộ điều chỉnh gien gọi là microRNA (miRNA) trong mô thần kinh, tương đương với số lượng ở động vật có xương sống. Các phát hiện cho thấy miRNA, một loại gien RNA, đóng vai trò cơ bản trong phát triển bộ não phức tạp.

Facivermis yunnanicusSinh vật nguyên thủy Facivermis yunnanicus. Ảnh: Daily Mail

Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Nikolaus Rajewsky khẳng định đó chính là bằng chứng cho thấy con người và bạch tuộc có mối liên quan. 

Các nhà khoa học từ lâu đã nghiên cứu trí thông minh của bạch tuộc, quan sát cách chúng học giải câu đố và mở nắp chai, lọ. Chúng có thể sử dụng các công cụ để đạt được mục đích. Chúng biết tìm vỏ dừa để trú ẩn, xếp đá để bảo vệ hang trú ẩn và sử dụng các xúc tu để phòng thủ. Gần đây, chúng còn biết ném đá vào nhau.

Nghiên cứu đã phân tích 18 mẫu mô khác nhau của bạch tuộc và xác định được 42 họ miRNA mới - chủ yếu ở não.

Các gien được bảo tồn trong quá trình tiến hóa của động vật chân đầu (cephalopod) đã đem lại lợi thế và mặt chức năng cho loài vật này. 

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Grygoriy Zolotarov nhận xét: “Đây là sự mở rộng lớn thứ ba của các họ miRNA trong thế giới động vật và lớn nhất bên ngoài động vật có xương sống”. Để hiểu rõ hơn, ông Zolotarov nêu ví dụ rằng hàu cũng là động vật thân mềm nhưng chỉ có 5 họ miRNA mới, trong khi bạch tuộc có đến 90 họ miRNA mới. 

Octopus joubiniOctopus joubini. Ảnh: Daily Mail

Bạch tuộc là loài duy nhất trong số các loài động vật không xương sống, có cả não trung tâm và hệ thần kinh ngoại vi có khả năng hoạt động độc lập. Nếu một con bạch tuộc bị đứt xúc tu, xúc tu đó vẫn có cảm giác khi chạm vào và vẫn có thể cử động được. 

Bạch tuộc là loài duy nhất phát triển các chức năng não phức tạp như vậy bởi vì chúng sử dụng xúc tu rất có mục đích.

Chúng cũng rất tò mò và có thể ghi nhớ mọi thứ. Chúng có thể nhận ra con người và thích một số người hơn những người khác. Người ta tin rằng chúng thậm chí còn mơ, vì chúng thay đổi màu sắc và cấu trúc da khi ngủ.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 13/01/2023
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 15:08 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:08 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 15:08 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:08 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 15:08 05/11/2024
Some text some message..