Bacillus polymyxa - nguồn Probiotics tiềm năng trong nuôi cá rô phi

Probiotics được xem là sự bổ sung vi sinh sống nhằm phát huy tác dụng có lợi trên các cơ thể vật chủ cũng như cải thiện các thông số môi trường. Probiotics đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc cải thiện tăng trưởng, tăng cường miễn dịch, gia tăng sức đề kháng kháng lại mầm bệnh, giúp động vật thủy sản thích nghi tốt với điều kiện môi trường thay đổi như hiện nay.

Cá rô phi
Cá rô phi

Paenibacillus polymyxa, còn được gọi là Bacillus polymyxa, là một loại vi khuẩn gram dương, hình que có khả năng cố định nitơ. Nó được tìm thấy trong đất, rễ cây và trầm tích biển, hoặc phân lập từ ruột cá tuyết.

Vi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và là vi khuẩn tiềm năng trong các quy trình công nghiệp, chúng sản xuất hormone thúc đẩy tăng trưởng thực vật, sản xuất enzyme thủy phân và một số chủng sản xuất kháng sinh chống lại các vi sinh vật gây hại cho thực vật và người bằng cách phá vỡ các màng sinh học . Nó cũng có thể giúp cây hấp thụ phốt pho và tăng cường độ xốp của đất.

Nghiên cứu của Midhun và cộng sự 2019 tiến hành nghiên cứu đánh giá tốc độ tăng trưởng bằng cách bổ sung vi khuẩn Bacillus polymyxa vào thức ăn của cá rô phi (Oreochromis niloticus) với nồng độ như sau: đối chứng (0), 1 × 106 CFU/g , 1 × 108 CFU/g (tế bào vi khuẩn/g).


Paenibacillus polymyxa (còn được gọi là Bacillus polymyxa) nuôi cấy trên đĩa thạch.

Kết quả:

Bổ sung vi khuẩn Bacillus polymyxa vào thức ăn của cá rô phi cho thấy cải thiện tăng trưởng ở tất cả các nghiệm thức và đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức bổ sung với nồng độ 1 × 108 CFU/g cao hơn có khác biệt so với nhóm đối chứng.

Khi bổ sung vi khuẩn Bacillus polymyxa vào thức ăn đã cải thiện khả năng tiêu hóa của cá bằng cách tăng các enzyme lipase , amylase và protease.

Tình trạng chống oxy hóa trong gan và mô ruột được tăng cường nhờ bổ sung vi khuẩn Bacillus polymyxa biểu hiện của các gen thụ thể liên kết với hormone tăng trưởng như GHR-1 và GHR-2, các yếu tố tăng trưởng giống như insulin (IGF-1) và IGF-2 trong cá.

Hơn nữa, khi bổ sung vi khuẩn vào thức ăn giúp tăng khả năng miễn dịch chống viêm trong mô ruột của cá. Đồng thời, tăng tái tạo niêm mạc của cá.

Tất cả những kết quả này đã chỉ ra rằng vi khuẩn Bacillus polymyxa có thể cải thiện việc sử dụng thức ăn, chuyển đổi thức ăn, khả năng chống oxy hóa và khả năng miễn dịch của cá rô phi Oreochromis niloticus.

Hiện nay, ở các hộ nuôi quảng canh và bán thâm canh, cá rô phi thường ít bị mắc bệnh do loại cá này ít sốc với biến đổi của môi trường và khả năng kháng bệnh tốt. Tuy nhiên, khi ương nuôi với mật độ cao có thể gặp một số bệnh như xuất huyết, viêm ruột, trùng bánh xe, trùng quả dưa và sán lá đơn chủ, rận cá. Do đó, để tăng năng suất nuôi thâm canh cá rô phi bà con nên quản lý tốt sức khỏe vật nuôi bằng cách theo dõi tình hình ao nuôi thường xuyên, xử lí tốt môi trường và bổ sung thêm thành phần men vi sinh và dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch cho đối tượng nuôi. Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm thông tin cơ sở cho bà con có thể sử dụng, bổ sung men vi sinh Bacillus polymyxa với liều lượng 1 × 108 CFU/g giúp kích thích tăng trưởng, tăng cường miễn dịch kháng lại mầm bệnh, gia tăng năng suất nuôi.

The Science Direct

Đăng ngày 05/11/2019
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 14:01 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 14:01 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:01 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 14:01 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:01 29/03/2024