Bacillus subtilis - Vaccine mới cho cá rô phi

Một loại vaccine mới vừa được công bố vào tháng 3/2019 đã cho thấy hiệu quả trong việc phòng chống bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Steptococcus agalactiae trên cá rô phi.

Bacillus subtilis - Vaccine mới cho cá rô phi
Cá rô phi. Ảnh nguồn: aquahoy.com

Cá rô phi là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản tiêu biểu và phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, việc nuôi loài cá này chưa bao giờ đơn giản, bởi sự rủi ro luôn tiềm ẩn từ môi trường và dịch bệnh. Theo báo cáo của tạp chí Fisheries and Aquaculture Journal (2017), người ta đã phát hiện ra mười loài vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi gồm Arthrobacter sp., Enterococcus sp., Staphylococcus sp., Micrococcus sp., Streptococcus sp., Aeromonas sp., Pseudomonas sp., Edwardsiella sp., Flexibacter sp. và Flavobacterium sp.. Trong đó, nhiễm khuẩn Streptococcus agalactiae đang trở thành một mối đe dọa lớn cho nghề nuôi cá rô phi vì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của cá sau khi nhiễm bệnh là rất cao.

Theo nhiều nghiên cứu, liên cầu khuẩn S. agalactiae là một vi khuẩn gram dương và được chia thành 4 dạng Ia, Ib, II và III. Dấu hiệu nhiễm trùng S. agalactiae trên cá rô phi thường thấy là cá bỏ ăn, da xuất huyết, lồi mắt, mờ mắt 1 hoặc 2 bên, vỡ mắt, đen thân và hoạt động bơi lội bất thường. Thông thường, khi cá xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý, sử dụng kháng sinh sẽ là lựa chọn được ưu tiên của người nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên để chữa trị cho cá nhiễm bệnh đã dẫn đến sự xuất hiện của dòng Streptococcus sp kháng kháng sinh hoặc các tác nhân vi khuẩn khác.

Do đó, để tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa an toàn và hiệu quả, rất nhiều loại vaccine đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thời gian qua. Phổ biến nhất là vaccine từ vi khuẩn S. agalactiae bị suy yếu sống hoặc bất hoạt được phát triển dưới dạng vaccine tiềm năng và chúng có thể cung cấp sự bảo vệ nhất định chống lại các chủng S. agalactiae có độc lực. Những loại vaccine này thường tiêm vào màng bụng của cá hoặc ngâm cá trong bồn tắm. Mặc dù tiêm vào xoang bụng được coi là phương pháp tiêm chủng hiệu quả nhất, nhưng chúng hoạt động rất khó khăn và có thể dễ dàng gây ra thiệt hại cho cá. Ngược lại, ngâm cá vào bồn tắm lại kém hiệu quả hơn và cần sử dụng một lượng lớn vaccine. Vì vậy, việc sử dụng vaccine cho cá rô phi qua đường miệng của các nhà khoa học vừa được đăng trên tạp chí Fish and Shellfish Immunology có thể xem là một bước tiến quan trọng.

Như chúng ta đã biết, Bacillus subtilis được coi là không gây bệnh, dạng bào tử hiện đang được sử dụng làm chế phẩm sinh học, rất an toàn và thân thiện với môi trường. Các bào tử của B. subtilis có đặc tính kháng thuốc mạnh và có thể bảo vệ các kháng nguyên trong đường tiêu hóa chống lại sự phân hủy. Do đó, các bào tử đã được đề xuất như một loại vaccine dạng uống tái tổ hợp với các kháng nguyên và tạo ra hiệu quả phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào được báo cáo suwrd dụng chúng như là vaccine uống để phòng các bệnh vi khuẩn ở cá.

Chính vì vậy, các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng chủng B. subtilis GC5 phân lập từ ruột của cá trắm cỏ để tạo ra các tế bào có khả năng sinh ra các bào tử có thể tái tổ hợp với plasmid. Sau đó, trải qua các quá trình xử lý, phân tích chuyên môn, một loại vaccine được tạo thành từ sự kết hợp của B. subtilis GC5 liên kết với protein miễn dịch trên bề mặt (GC5-Sip).

Bacillus subtilis. Ảnh nguồn: SCOT Healthcare

Nghiên cứu cho thấy rằng sau khi tiến hành gây bệnh S. agalactiae, cá rô phi được chủng ngừa GC5-Sip bằng ống thông qua đường miệng có tỉ lệ sống tương đối (RPS) là 41,7%, cao hơn so với nhóm đối chứng là 24,2%. Ngoài ra, mức độ biểu hiện của các gen miễn dịch dịch thể, gen miễn dịch ở ruột và lá lách, nồng độ kháng thể đặc hiệu chống lại vi khuẩn của nhóm GC5-Sip cũng tăng cao hơn so với đối chứng. Điều này cho thấy rằng, GC5-Sip an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ cá rô phi chống lại nhiễm vi khuẩn. Do đó, nghiên cứu này có thể dẫn đến việc phát triển những ý tưởng mới về điều trị miễn dịch chống lại nhiễm trùng S. agalactiae.

Có thể thấy rằng, loại vaccine mới này sẽ góp phần to lớn trong việc phòng trị bệnh S. agalactiae trên cá rô phi trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc sử dụng vaccine cho cá còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về lợi nhuận kinh tế bởi chi phí để sản xuất ra vaccine khá cao. Do đó, để hạn chế việc nhiễm khuẩn S. agalactiae, người nuôi cần chú ý đến việc lựa chọn con giống sạch bệnh, khỏe mạnh; mật độ nuôi vừa phải; tránh dư thừa thức ăn; quản lý tốt chất lượng nước ao và định kỳ diệt khuẩn nguồn nước.


Đăng ngày 07/03/2019
NGUYEN THAO (Lược dịch)
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 08:56 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 08:56 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:56 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 08:56 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 08:56 09/11/2024
Some text some message..