Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
Ở Malaysia, cá chẽm có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại nặng cao. (Ảnh: [email protected])

Kim loại nặng trong nước đang trở thành một mối nguy hại lớn đối với chất lượng cuộc sống của tất cả các sinh vật thủy sinh. Các nguyên tố kim loại thường là các chất hóa học vô cơ, không thể phân hủy. Do đó, sau một thời gian, những kim loại này sẽ được tích tụ trong cơ thể cá tôm và kể cả con người khi tiêu thụ. Có một số nguyên tố kim loại rất cần thiết cho cơ thể sống nhưng lại có thể gây độc ở nồng độ cao. Đồng thời, những chất không cần thiết, không có chức năng sinh học lại có thể gây độc ngay cả ở nồng độ rất thấp.

Việc nuôi cá chẽm hiện nay rất phát triển ở khu vực Đông Nam Á, nhất là ở Malaysia nhưng thường ở quy mô nhỏ với hình thức nuôi lồng và một số ao nuôi. Để đáp ứng nhu cầu ổn định về nguồn cung ứng cho thị trường, cộng thêm tỷ lệ khai thác, đánh bắt ngày càng giảm thì nghề nuôi cá chẽm cũng ngày càng được mở rộng về quy mô và diện tích. Nhiều nghiên cứu cũng đã ưu tiên tìm ra giải pháp kiểm soát nồng độ kim loại để nâng cao chất lượng thịt và góp đẩy mạnh sự tăng trưởng cho cá chẽm. 

Châu Á là khu vực tiêu thụ cá chẽm nhiều nhất trên thế giới. Trong một nghiên cứu, 78% người dân Malaysia ăn cá chẽm ít nhất hai lần một tuần và lên tới 54kg/người/năm. Do vậy, vấn đề an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu, nhất là các chỉ số kim loại nặng có thể tích lũy từ việc tiêu thụ cá chẽm. Cá chẽm có thể được ăn sau quá trình nấu chín hoặc cũng có thể ăn sống trong sushi. Hầu hết các phương pháp như luộc, hấp, rán, nướng và quay đều cho thấy cá có nồng độ kim loại nặng thấp hơn sau khi chế biến, nhưng cũng có ngoại lệ. Từ đó có thể làm thay đổi khả năng hấp thu kim loại nặng của con người.

Người ta tiến hành so sánh nồng độ kim loại nặng trong cơ thể cá chẽm sống và cá đã được hấp chín ở một hồ nuôi thuộc bang Terengganu, phía Đông Bắc Malaysia. Qua kiểm tra cho thấy nồng độ kẽm (Zn) và thủy ngân (Hg) sau khi hấp tăng cao, trong đó Hg thể hiện chỉ số cao hơn hết. Ngược lại, asen (As) và chì (Pb) là 2 kim loại nặng có mức độ giảm đáng kể sau khi qua chế biến. Đây là mối bận tâm lớn với sức khỏe con người khi ăn cá chẽm ở Terengganu. Nồng độ Hg trong cơ thịt cá không dễ dàng giảm qua quá trình nấu chín, khi mà đến 85% Hg được hấp thu vẫn còn sót lại trong cơ cá ở đây. Dạng Hg hữu cơ này cũng được phát hiện có sự liên kết với protein trong cơ thịt, khi cá đã bị mất nước sau quá trình chế biến.

Nguy cơ làm nồng độ kim loại nặng trong cơ thịt cá tăng cao là do tần suất tiêu thụ. Con số 2 lần một tuần tiêu thụ cá chẽm của người dân Malaysia là có thể chấp nhận. Nhưng nếu cao hơn mức đó thì nồng độ tích lũy của kim loại nặng sẽ cao hơn, nhất là thủy ngân. Tiêu thụ cá có hàm lượng kim loại nặng vượt quá giá trị khuyến cáo trong thời gian dài có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.

Cá thường được ăn cùng với những loại thực phẩm khác, trong đó cũng có sự hiện diện của các kim loại nặng khác, có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thụ của con người. Một nghiên cứu chỉ ra sự hấp thụ Zn, Vitamin C và methionine qua thức ăn có thể hỗ trợ giải độc As. Ngược lại, vitamin A làm tăng hàm lượng As trong quá trình hấp thụ của con người. Việc tiếp xúc quá nhiều với As có thể gây ra những tác động bất lợi cho hệ thần kinh, tiêu hóa, thận, hô hấp, cũng như các vấn đề về tim mạch và thậm chí là da liễu đối với con người. Tuy nhiên khi hấp, nồng độ As trong cơ thịt cá chẽm khi đã hấp vẫn nằm trong mức độ cho phép với sức khỏe con người.

Việc loại bỏ Hg khỏi cá là khó khăn và việc gia tăng mức độ độc hại chỉ xảy ra khi chúng ta tiêu thụ nhiều hơn. Tuy nhiên chất thải thủy ngân hữu cơ của các ngành công nghiệp ở các nhà máy gần đó vào môi trường nước có thể làm tăng đột ngột mức độ ô nhiễm Hg, gây nhiễm độc thần kinh cấp tính cho con người. Một tin vui là mặc dù mức độ kim loại nặng tăng cao ngay cả sau khi nấu chín, nhưng khả năng tiếp cận sinh học của các kim loại nặng không nhất thiết phải cao khi vào mô tế bào. Vì vậy chưa chắc tăng cao nồng độ nhưng kim loại nặng đã có khả năng gây hại.

Do môi trường nước bị ô nhiễm kim loại nặng nên mới có chuyện cá chẽm ở Malaysia bị phơi nhiễm và gây độc. Còn ở Việt Nam, nghề nuôi cá chẽm đang có nhiều bước tiến mới, cá chẽm Việt Nam thịt ngon bổ dưỡng, lại được nuôi bài bản, kỹ thuật, xử lý môi trường sạch sẽ trước khi thả. Nhưng từ bài học của Malaysia, cá chẽm Việt Nam cũng như tất cả đối tượng nuôi trồng thủy sản khác phải cẩn thận trước nguy cơ nhiễm độc kim loại năng.

Đăng ngày 15/10/2020
Hà Tử @ha-tu
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:30 21/03/2025

Áp dụng quy trình nuôi VIETGAP: Lợi ích thiết thực cho người dân

VIETGAP là quy trình thực hành nông nghiệp tốt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động. Quy trình này áp dụng cho nhiều lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng. Mục tiêu chính của VIETGAP là giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và mang lại lợi ích bền vững cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:49 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 10:26 19/03/2025

Cách nào giải quyết NO2 tối ưu tới thời điểm hiện tại

Việc duy trì môi trường nước sạch và ổn định là yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của tôm.

Ao tôm
• 10:04 19/03/2025

Học gì để làm giàu từ vuông tôm, ao cá? Câu hỏi từ học sinh Cà Mau

Cà Mau – vùng đất được mệnh danh là "thủ phủ tôm" của cả nước, nơi có những vuông tôm, ao cá rộng lớn mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân.

Tư vấn
• 04:09 22/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:09 22/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:09 22/03/2025

Nuôi ốc cảnh tạo điểm nhấn thêm cho bể cá nhà bạn

Ốc cảnh là một trong những loài sinh vật tuyệt vời để bổ sung vào bể cá, không chỉ vì vẻ đẹp độc đáo mà còn do vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái của bể. Hãy cùng khám phá một số loài ốc phổ biến trong bể cá cảnh, đặc điểm của chúng và cách chăm sóc để bể cá của bạn thêm sinh động.

Bể cá cảnh
• 04:09 22/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) lợi nhuận quý 4 vượt kỳ vọng: Bí quyết từ đâu?

Vĩnh Hoàn (VHC) vừa gây bất ngờ khi lợi nhuận quý 4/2024 vượt xa dự báo, theo Vietstock (10/2/2025). Doanh thu năm 2024 của doanh nghiệp này vượt mốc 10.000 tỷ đồng, lần thứ 3 liên tiếp khẳng định vị thế dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam. Lợi nhuận ấn tượng, doanh thu chạm đỉnh – điều gì đã giúp VHC làm nên kỳ tích? Cùng khám phá bí quyết nhé!

Chế biến thủy sản
• 04:09 22/03/2025
Some text some message..