Bám biển làm giàu, “nuôi chữ” cho con

Mặc dù hoạt động đánh bắt hải sản trên biển ngày càng gặp khó khăn do luồng cảng bị bồi lấp và gặp nhiều tàu cá nước ngoài cản trở quấy phá; nhưng ngư dân Ngô Đức Xuyên (56 tuổi, ở thôn An Dương, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) vẫn quyết tâm bám biển để làm giàu và “nuôi chữ” cho con. Với ông, được góp sức để bảo vệ, giữ gìn lãnh hải của Tổ quốc là một nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng...

chuyến ra khơi
Ngư dân Ngô Đức Xuyên chuẩn bị cho một chuyến ra khơi.

Một ngày đầu tháng 4, chúng tôi tìm về nhà lão ngư Ngô Đức Xuyên khi vợ chồng ông đang tất bật chuẩn bị ngư lưới cụ cho chuyến đi biển vào ngày mai. Dưới mái hiên của ngôi nhà cấp 4 khang trang, ông Xuyên cùng vợ tỉ mẩn kiểm tra lại những tấm lưới và kể cho tôi nghe cái “duyên” bám biển và làm giàu nhờ “lộc biển” của vợ chồng ông. Sinh ra trong gia đình đông anh em, ngày ấy, vì sợ nghề đi biển nguy hiểm nên năm 1983, ông Xuyên đăng ký nhập ngũ vào Binh chủng Hải quân, đóng tại vùng 3 TP Đà Nẵng bấy giờ. “Sau 3 năm rèn luyện và làm nghĩa vụ, năm 1986, tui được cấp trên cho xuất ngũ để trở lại quê nhà. Dù lúc ấy mình sợ đi biển lắm nhưng vẫn cố gắng theo cha đi biển một chuyến cho biết. Thế mà không ngờ mình lại gắn bó với cái “nghiệp” biển khơi muôn trùng sóng gió từ đó...”, trong tiếng gió biển thổi vi vu, lão ngư Ngô Đức Xuyên bồi hồi kể lại bằng thứ giọng ồm ồm đậm chất miền biển. Với quyết tâm bám biển, bám ngư trường để vươn khơi xa, năm 1997, khi nghe tin được Bộ NN&PTNT triển khai dự án cho ngư dân vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ, ông Xuyên cùng một số ngư dân trong thôn đã mạnh dạn thế chấp nhà cửa, đất đai để vay gần 200 triệu đồng đóng mới tàu cá công suất gần 100CV...

Dẫn tôi ra thăm con tàu vừa cải hoán công suất máy lên gần 200CV cách đây chừng một năm, ông Xuyên hồ hởi tâm sự: “Hồi ấy, kinh tế còn khó khăn lắm, rứa mà vợ chồng tui “trót” sinh đến 5 người con. Quyết không vì cái nghèo, cái khó mà hạn chế sự học của các con nên sau nhiều lần bàn tính, vợ chồng tui quyết định đầu tư tất cả tài sản vào tàu thuyền, mua sắm thêm nhiều ngư lưới cụ để vươn khơi xa...”. Thế rồi, như có duyên phận với biển cả nên sau nhiều chuyến biển trúng đậm tôm, cá, mực... vợ chồng ông Xuyên phất lên nhanh chóng trước sự ngỡ ngàng của bà con thôn xóm. Không chần chừ, ông Xuyên tiếp tục cải hoán máy móc để gọi thêm 7 thanh niên đang thất nghiệp trong thôn đi theo phụ tàu với thu nhập từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng. Từ việc tiên phong tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp ở trong thôn, cộng với trên 30 năm kinh nghiệm đi biển, tháng 10/2008, lão ngư Ngô Đức Xuyên được Chi hội nghề cá xã Phú Thuận tin tưởng bầu làm Tổ trưởng Tổ tàu đoàn kết số 4 khi xã có chủ trương thành lập các tổ tàu đoàn kết trên biển. “Đến giờ, tui vẫn không tin rằng chính con cá, con tôm trên biển đã đem lại của cải và giúp vợ chồng tui nuôi được 5 người con ăn học thành người. Trong đó, thằng Phước và con Ny đã nỗ lực thi đỗ vào ngành Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh đó chú à. Hiện mỗi năm, bình quân tàu cá của gia đình thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng nhờ thu lợi hải sản”, ông Xuyên hồ hởi chia sẻ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Chường, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận không giấu được niềm vui, khi trên địa bàn có nhiều ngư dân làm kinh tế giỏi và nuôi được nhiều con em học đến đại học. Đặc biệt, nhờ quyết tâm bám biển, bám ngư trường của ngư dân mà sản lượng đánh bắt hải sản của toàn xã năm 2013 đạt 8.950 tấn, góp phần phát triển kinh tế địa phương. “Không những nỗ lực bám biển, nuôi 5 người con ăn học, trong đó có 2 người học đại học mà với quyết tâm giữ gìn, bảo vệ ngư trường nên năm 2010, ngư dân Ngô Đức Xuyên cùng Tổ tàu đoàn kết của ông đã được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tặng Bằng khen về thành tích “6 năm tham gia tự quản đường biên, cột mốc quốc giới và ANTT khu vực biên giới trên biển”. Đây là “phần thưởng” quý giá để bà con ngư dân trên địa bàn xã nỗ lực và quyết tâm bám biển, giữ gìn lãnh hải của Tổ quốc...”, ông Chường tự hào cho biết.

Báo Công An Nhân Dân, 04/04/2014
Đăng ngày 07/04/2014
Lê Anh
Kinh tế

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 08:32 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 08:32 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 08:32 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 08:32 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 08:32 24/11/2024
Some text some message..