Bàn giải pháp cứu đàn cá Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Quản lý mật độ, loài cá cho phù hợp sức tải dòng kênh; đóng mở hợp lý các cửa ngăn triều; tăng ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng… là những giải pháp được nhóm nghiên cứu đưa ra

cá kênh Nhiêu Lộc chết
Cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vào thời điểm chuyển mùa

Ngày 28-10, hội thảo “Cơ sở khoa học về sức tải thủy lực và chiến lược quản lý đàn cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè” đã được tổ chức tại Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM.

Cân bằng tỉ lệ các loài cá

Ông Trần Văn Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP HCM, cho biết cá chết hàng loạt theo định kỳ vào thời điểm chuyển mùa tháng 4 và tháng 5 hằng năm. Năm 2014, cá chết hơn 10 tấn, năm 2015 hơn 20 tấn. Năm 2016, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP thống kê cá chết hơn 70 tấn.

Theo ông Sơn, lượng cá phát triển qua các năm là do sinh trưởng, sinh sản tốt nhờ thức ăn tự nhiên và cá phóng sinh được người dân thả xuống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vào các dịp lễ lớn. Về nguyên nhân cá chết hàng loạt, ông Sơn cho biết do nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ khiến dưỡng khí cho cá bị thiếu. TP đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp trong việc vận động nâng cao ý thức người dân bảo vệ môi trường, cải tạo kênh bằng chế phẩm khoáng chất tự nhiên, chế phẩm vi sinh hoặc các chế phẩm khác phù hợp với quy định hiện hành trong những năm tiếp theo…

PGS-TS Vũ Cẩm Lương - Trường Đại học Nông Lâm TP HCM, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu - cho biết đề tài “Cơ sở khoa học về sức tải thủy lực và chiến lược quản lý đàn cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè” hướng đến việc quản lý đàn cá dựa trên cơ sở khoa học về sức tải thủy vực, tức khả năng dòng kênh tiếp nhận, dung nạp đàn cá. Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy các loài cá sống trên kênh chủ yếu là rô phi, chép, trê, rô đồng, tra, cá lóc… Trong đó, cá rô phi chiếm số lượng áp đảo với hơn 84%. Vào thời điểm chuyển mùa mưa, do hệ thống cống thu gom nước thải dùng chung với cống thoát nước mưa, một lượng nước thải hòa lẫn với nước mưa thoát ra ngoài kênh, khiến tăng ô nhiễm kênh nên cá chết hàng loạt.

TS Lương cho rằng việc phát triển cân bằng tỉ lệ các loài cá sinh sống trong dòng kênh sẽ bảo đảm môi trường sống, giảm thiểu tình trạng cá chết. Do vậy, cần phải có quá trình quản lý đàn cá ở mức phù hợp với sức tải sinh thái của môi trường. Nếu để lượng cá rô phi phát triển quá nhanh sẽ dẫn đến mất cân bằng chuỗi thức ăn các loài cá. Vì vậy, phải tăng cường các loài cá có cơ quan hô hấp phụ (trê, rô đồng, tra, lóc…), thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường biến động khi làm lượng DO xuống thấp; đồng thời giảm bớt sự tăng trưởng của cá rô phi.

Cần nhiều giải pháp căn cơ, đồng bộ

Theo TS Lương, các cửa ngăn triều thường được xây dựng nhằm điều tiết lượng nước thủy triều của sông Sài Gòn. Khi mực nước sông vượt ngưỡng 2,8 m, các cửa ngăn triều đồng loạt đóng lại để chống ngập cho nội đô TP HCM. Trường hợp mực nước giảm xuống mức dưới 2,8 m, cửa ngăn triều sẽ mở ra tự do. Vào tháng 1 và tháng 3 trong năm, có lúc mực nước thủy triều xuống ở mức cực đại nhưng vì cửa ngăn triều mở tự do, lượng nước trong kênh thoát ra ngoài làm cho hàm lượng DO trong nước xuống thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hô hấp của cá.

Do đó, TP HCM nên thực hiện việc quản lý đóng mở các cửa ngăn triều vào đầu và giữa mùa mưa theo nguyên tắc không tháo nước quá kiệt, không tháo nước kiệt cực đại vào giữa khuya và sáng sớm để giảm tối đa các thay đổi đột ngột về môi trường, đặc biệt là chỉ số DO tác động lên cá. Ngoài ra, TS Lương khuyến nghị cần phải chủ động quản lý nguồn cung DO để tăng cường lượng ôxy trong nước bằng những biện pháp cụ thể, như: thiết lập máy quạt nước, đặt các máy phun nước tạo ôxy trên dòng kênh. Việc đưa ôxy vào nước sẽ giúp trung hòa các chất hữu cơ làm sạch thủy vực, cải tạo môi trường dòng kênh.

Bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, cho rằng để bảo đảm sự phát triển của đàn cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cần có những giải pháp căn cơ, sự quản lý đồng bộ của nhiều cơ quan quản lý và ý thức bảo vệ môi trường của cả cộng đồng. Với đề tài nghiên cứu của PGS-TS Vũ Cẩm Lương, bà Cúc đề nghị lập thành báo cáo hoàn chỉnh để kiến nghị UBND TP HCM các giải pháp thực hiện.

Khuyến khích không phóng sinh cá rô phi

Đại diện Quan Âm Tu viện (đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận) cho biết những năm trước, hằ̀ng tháng, tu viện tổ chức phóng sinh 2 lần, mỗi lần khoảng 500-1.000 kg cá giống. Các loại cá được phóng sinh là rô phi, chép và trê do chúng dễ sống. Sau sự cố cá chết hàng loạt vừa qua, tu viện không thả cá nữa mà chuyển sang mua thức ăn cho chúng. Khi nghe thông tin cá rô phi áp đảo trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, vị đại diện này cho biết sẽ khuyến khích phật tử không phóng sinh cá rô phi nữa.

Người lao động, 28/10/2016
Đăng ngày 29/10/2016
Bài và ảnh: Sỹ Đông
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 06:46 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 06:46 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 06:46 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 06:46 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:46 18/11/2024
Some text some message..