Việc nuôi thủy sản để làm cảnh với những loài có nguồn gốc từ đại dương bao gồm cá, giáp xác nhỏ và san hô là một ngành công nghiệp trị giá đến 5 tỷ đô. Đây là một lĩnh vực tương đối mới và thường bị các nhà nuôi thủy sản truyền thống bỏ qua. Nhưng đây thực sự là một bước tiến mới để phát hiện ra những loài mới cả khả năng thuần dưỡng và những công nghệ mới cho phương pháp nuôi. Ngoài việc mang lại lợi nhuận đáng kể, điều này cũng mang lại cơ hội to lớn cho nhiều người dân ven biển ở các nước đang phát triển.
Từ đánh bắt đến nuôi trồng
Mặc dù việc nuôi thủy sản đã phát triển từ nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, “nhánh” sản xuất và nuôi cá cảnh hiện tại vẫn tương đối ít người tham gia. Điều này không phải vì “nhánh” này thiếu tiềm năng, trong khi ước tính ngành công nghiệp cá cảnh toàn cầu hiện tại có giá trị tới gần 12 tỷ đô, và dự kiến sẽ đạt 20 tỷ đô vào năm 2026. Chỉ tính ở Mỹ đã có hơn 15 triệu gia đình có bể cá, nhưng cá cảnh biển chỉ có từ 2,5 triệu hộ nuôi.
Các loài thủy sản biển được làm cảnh vẫn còn được đánh bắt từ tự nhiên. Ước tính hằng năm khoảng 50 triệu san hô và các động vật không xương sống được đánh bắt và bán cho những người chơi cá cảnh biển. Hầu hết những loài phổ biến hiện nay thường đến từ các khu vực nhiệt đới ấm áp như Đông Nam Á (đặc biệt là Philippin và Indonesia). Ngày trước, người ta đánh bắt bằng các phương pháp tận diệt như dùng Natri xyanua. Tuy nhiên hiện tại các phương pháp đánh bắt bằng tay an toàn hơn đã phần nào thay đổi được cảnh quan biển.
Cá thần tiên khá phổ biến đối với người chơi cá cảnh biển.
Hai yếu tố dẫn đến việc hạn chế trong ngành sản xuất cá cảnh biển bao gồm: các rạn san hô trên thế giới đang có suy thoái nghiêm trọng do nhiệt độ nước ngày càng cao, các cơn bão lớn, ô nhiễm và việc đánh bắt quá mức. Thứ hai, với chuỗi cung ứng kéo dài thì lợi nhuận của người dân địa phương thường rất thấp. Cụ thể: Một con cá hề bán được, người dân Philippin chỉ nhận được 0,2 đô. Nhưng trên thị trường, con cá hề này sẽ tới tay khách hàng cuối cùng với mức giá lên tới 20 đô. Một sự chênh lệch quá lớn.
Những cơ hội lớn được mở ra ở nhiều địa phương ven biển, có tiềm năng như Panama và một số khu vực lân cận. Nhằm nhân giống các loài sinh vật biển này một cách bền vững. Điều này cũng đóng góp nhiều phúc lợi xã hội, tạo việc làm cho những người dân địa phương, khi mà họ đang phải vật lộn để kiếm sống.
Quan tâm đến tính bền vững
Có lẽ phải mất một thời gian nữa để cá cảnh biển sản xuất nhân tạo cạnh tranh với với nguồn nuôi tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tại cũng đã có những sự thay đổi tích cực, người chơi cá cảnh biển cũng ngày càng hướng đến việc mua những con giống được sản xuất một cách bền vững, có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Trong thập kỷ qua, nhận thức chung về việc buôn bán cá cảnh biển và vai trò của nó trong việc bảo tồn các rạn san hô đã tăng lên.
Trại san hô gia đình.
Lựa chọn loài nuôi
Mặc dù nhiều người nói về vấn đề bảo vệ môi trường, nhưng xu hướng phần lớn cho thấy, người ta vẫn chọn mua những loài cá rẻ tiền. Cộng thêm những loài cá được đánh bắt từ tự nhiên thường không thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, dễ bị stress và bệnh tật, và giá lẻ đã lên đến vài trăm đô. Thì cá thần tiên chính là loài được chọn sản xuất nhiều vì dễ thuần dưỡng trong điều kiện nuôi nhốt.
Phương pháp và công nghệ sản xuất
Một trang trại sản xuất giống cá cảnh biển thường phải đảm nhiệm hơn 10 loại giống cùng một lúc, mà mỗi loài lại có những thách thức riêng. Do ngành sản xuất giống cá cảnh biển và cá nuôi thương phẩm không giống nhau. Cá bán thương phẩm có thể sản xuất và bán với số lượng rất lớn, trong khi cá cảnh biển thường nhỏ lẻ và có sự lựa chọn rất tỉ mỉ từ khách hàng. Giống cá cảnh biển cũng yêu cầu chất lượng nước, môi trường và dinh dưỡng cao hơn nhiều so với giống cá nuôi thương phẩm.
San hô được nuôi cấy.
Cá cảnh biển hiện nay vẫn chưa là một thú vui thật sự cần thiết, nên vẫn khó tìm được các nguồn lực hỗ trợ sản xuất, khó nhân rộng vì chưa được nhiều sự quan tâm của các ngành chức năng. Ngành thủy sản cảnh ở biển vẫn còn sơ khai và phần lớn các loài chưa có quy trình nhân giống cố định để sản xuất thương mại. Do đó, những người nuôi buộc phải phát triển các kỹ thuật mới hoặc áp dụng các công nghệ hiện có cho các loài mới.
Ngoài yêu cầu sản xuất cá cảnh biển bố mẹ có thể đẻ trong điều kiện bể nuôi, thì một vấn đề quan trọng nữa là tìm nguồn thức ăn cho ấu trùng mới nở. Thức ăn phải phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng của chúng, để đảm bảo sự phát triển và tồn tại. Người ta có thể tận dụng tảo, luân trùng hoặc copepod. Kích thước trung bình đối với trứng cá biển là khoảng 1mm, với trứng cá hồi thậm chí lên đến 5mm. Tuy nhiên, trứng của một số loài cá cảnh biển chỉ bằng 1/3mm. Do vậy việc nuôi dưỡng cá con là rất khó khăn vì chúng quá nhỏ.
Cua sứ.
Tương lai
Hệ sinh thái san hô biển đang có nguy cơ bị tận diệt, điều này không chỉ ảnh hưởng đến các hệ thống nuôi cá cảnh, mà còn có thể làm tuyệt chủng một số loài thủy sản trong tự nhiên. Các loài mới bao gồm cá cảnh biển và cả san hô đang được sản xuất trong các trại ở địa phương với quy mô ngày càng lớn.
Những người nuôi cá thương phẩm sẽ có thể học hỏi nhiều điều từ các nhà lai tạo cá cảnh và động vật không xương sống. Và sẽ thật tuyệt nếu có sự hợp tác nhiều hơn giữa hai ngành trong tương lai gần. Mặc dù nuôi các loài cá cảnh biển này sẽ không đạt được quy mô lớn như nuôi cá thương phẩm. Nhưng hoạt động buôn bán đang bắt đầu mang lại lợi nhuận cao cho những người tiên phong. Đồng thời cũng mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và tất nhiên là cả cho đại dương bao la.
Culturing marine ornamentals: a $5 billion opportunity by Jonah van Beijnen and Gregg Yan – The Fish Site