Báo động nạn buôn bán động vật hoang dã qua internet

Internet là "thị trường" lớn cho các hoạt động tội phạm, trong đó có buôn bán trực tuyến động vật hoang dã trái phép.

Tiến sĩ Naomi Doak
Tiến sĩ Naomi Doak, trưởng đại diện mạng lưới giám sát buôn bán ĐVHD Quốc tế (TRAFFIC) tại Việt Nam - Ảnh: Xuân Bùi

Kết luận này được đưa ra tại cuộc họp với chủ đề buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) tại Việt Nam, tập trung vào tình hình buôn bán ĐVHD qua mạng Internet và buôn bán sừng tê giác hôm 23.7, tại Văn phòng Pan Nature (Trung Hòa, Nhân Chính, Hà Nội).

Cuộc trò chuyện có sự góp mặt của tiến sĩ Naomi Doak, Trưởng đại diện mạng lưới giám sát buôn bán ĐVHD Quốc tế (TRAFFIC) tại Việt Nam và thạc sĩ Dương Việt Hồng, Hiệp hội bảo vệ ĐVHD (WCS).

Đáng báo động

Theo thống kê của Hiệp hội Bảo tồn ĐVHD thì có 80% người dùng máy tính có thiết bị truy cập internet và trong đó có 35% người sử dụng internet truy cập vào các trang mua bán.

Kết quả cuộc khảo sát buôn bán ĐVHD trên mạng vào tháng 7-8.2012 cho thấy hiện tượng buôn bán ĐVHD và các sản phẩm ĐVHD trên mạng là phổ biến.

Buôn bán ĐVHD phổ biến ở các trang web về rao vặt và các diễn đàn về nuôi thú cưng. Số lượng loài của Việt Nam bị buôn bán trái phép nhiều hơn các loài ngoại nhập. Phạm vi buôn bán trải khắp các tỉnh trên cả nước, chủ yếu là 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM

Tê giác bị đe dọa tuyệt chủng vì nhu cầu của con người

Trong các loài ĐVHD bị buôn bán trái phép, tê giác là loài đang bị đe dọa tuyệt chủng vì chính nhu cầu của con người.

Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác gia tăng tại châu Á, đặc biệt là Việt Nam đang tạo nên một cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác châu Phi với mức độ đột biến, 5.000% chỉ từ năm 2007 đến năm 2012.

Tiến sĩ Naomi Doak, Trưởng đại diện tổ chức TRAFFIC, cho biết: “Việc buôn bán sừng tê giác và các sản phẩm từ loại sừng này là bất hợp pháp”.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Naomi Doak được công khai tại buổi làm việc, Việt Nam là nước vừa tiêu thụ vừa trung chuyển.

Bà Naomi Doak cho biết thêm, mức đáng báo động được đẩy lên cao hơn khi người dân tiêu thụ ĐVHD không chỉ là để ăn, uống, chữa bệnh…, mà còn để làm đồ trang sức.

Tại Việt Nam, để ngăn chặn cuộc khủng hoảng săn bắn trộm và nạn buôn bán trái phép, tiêu thụ sừng tê giác, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã phát động chiến dịch toàn cầu về chống buôn bán trái phép sừng tê giác kéo dài 18 tháng từ tháng 7.2012 đến tháng 12.2013.

Chiến dịch này với mục tiêu chấm dứt nạn buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp tại Việt Nam, giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác thông qua chiến dịch nâng cao nhận thức trong cộng đồng và đạt được cam kết của chính phủ trong việc thực hiện chương trình giảm nhu cầu, tăng cường thực thi pháp luật bao gồm giam giữ và truy tố các đối tượng tham gia buôn bán sừng tê giác.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 25/07/2013
Xuân Bùi
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:41 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:41 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 12:41 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 12:41 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 12:41 26/11/2024
Some text some message..