Bão số 8 gây nhiều thiệt hại tại một số tỉnh ven biển

Theo thông tin ban đầu, bão số 8 đã làm tốc mái nhiều nhà cửa, điện bị cắt trên diện rộng ở 2 tỉnh Nam Định, Thái Bình.

Người già và trẻ em ở lài chài Ba Hang, Quảng Ninh được đưa vào trong đất liền (Ảnh:Báo Quảng Ninh)
Người già và trẻ em ở lài chài Ba Hang, Quảng Ninh được đưa vào trong đất liền (Ảnh:Báo Quảng Ninh)

Đêm qua và rạng sáng nay (29/10), bão số 8 (bão Sơn Tinh) tiếp tục hoành hành sát bờ biển các tỉnh Nam Định, Thái Bình và thành phố Hải Phòng. Công tác ứng phó cơn bão đã và đang các địa phương khẩn trương triển khai nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Theo thông tin ban đầu, bão số 8 đã gây tốc mái nhiều nhà cửa, cây cối ngã đổ ngổn ngang, điện lưới bị cắt trên diện rộng ở 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình, hàng nghìn người dân đã phải sơ tán đến nơi trú ẩn an toàn.

Trực tiếp chỉ đạo chống bão ở huyện ven biển Giao Thủy, ông Lê Xuân Thủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định cho biết, đây là cơn bão mạnh nhất từ năm 2005 đến nay ảnh hưởng đến các địa phương ven biển của tỉnh. Mặc dù bão chưa cập bờ nhưng tại các huyện có đê biển như: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng gió mạnh tới cấp 11, 12, giật cấp 13.

"Hiện trên địa bàn gió rất to, cây cối đổ nhiều, những sự cố về đê điều chưa thể nắm được. Theo các địa phương báo cáo thì chưa xảy ra vấn đề gì nghiêm trọng. Công việc tiếp theo là sau khi gió ngừng, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá thiệt hại", ông Lê Xuân Thủy cho biết.

Do ảnh hưởng của bão nhiều khu vực trong thành phố và các vùng lân cận trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã bị mất điện. Các lực lượng tham gia phòng chống bão đã sẵn sàng ứng cứu trong mọi tình huống. Người dân cũng được khuyến cáo không nên ra đường. Mưa gió và cây đổ đã gây nhiều khó khăn cho lực lượng chống bão đi kiểm tra các khu vực xung yếu.

Ông Lê Văn Thăng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết: "Hiện Chưa thể thống kê thiệt hại bởi bão đang lớn, các tàu thuyền đã được đưa vào nơi trú tránh bão. Tuy nhiên, với sức gió lớn như thế này, ngay cả những tàu thuyền đã được neo đậu cũng có thể bị chìm và đứt dây neo".

Đêm qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố Hải Phòng cũng đã huy động toàn bộ lực lượng và phương tiện để cứu hộ các ngư dân trên 1 thuyền nan bị hỏng máy bị trôi dạt và tìm kiếm 6 container hàng trên tàu vận tải VISCO bị rơi xuống biển. Thượng úy Bùi Mạnh Hà, Bộ đội biên phòng thành phố Hải Phòng cho biết: "Khi cơn bão đang đổ bộ và sóng gió to như hiện nay, không thể ra khơi cứu nạn được mà chỉ thông báo cho ngư dân quan sát phát hiện. Căn cứ vào thời tiết, khi sóng giảm bớt, các phương tiện mới tiếp tục ra khơi để tìm kiếm".

Đến rạng sáng nay các lực lượng cứu hộ cứu nạn của huyện đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng mới chỉ tiếp cận và vận động di dời được gần 200 người trong tổng số 1.000 nghìn người trên các thuyền nhỏ neo đậu tại âu thuyền, số còn lại bất chấp khuyến cáo và cưỡng chế của cơ quan chức năng tiếp tục tìm cách ở lại trên thuyền tại nơi neo đậu.

Ông Đào Trọng Tuệ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đảo Bạch Long Vĩ lo ngại: Chúng tôi đang tìm mọi cách và mọi phương tiện và phương án để tiếp cận các tàu này để di dân vào. Ngư dân chủ yếu là từ các địa phương khác đến nên hầu hết đều không chấp hành di dời, cơ quan chức năng đã phải cưỡng chế. Công tác tuyên truyền chúng tôi đã tiến hành, nhưng họ không tự giác, tàu ở đâu là người ta ở đó nhất quyết không di dời, có những trường hợp cưỡng chế lên bờ thì đêm lại lén lút xuống thuyền"./.

VOV
Đăng ngày 29/10/2012
Môi trường

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam

Với đường bờ biển 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam là khu vực được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn thuỷ sản phong phú. Đồng thời nhờ vào lợi thế vùng đặc quyền kinh tế biển vô cùng rộng lớn, không thể không nói rằng Việt Nam nước ta có điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển ngành nuôi thuỷ sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 15/09/2023

Phát triển nông nghiệp trồng trọt trên biển

Đứng trước hiện trạng mực nước biển dâng cao, nhiễm mặn xâm lấn đất nông nghiệp, trang trại. Một công ty tại Canada đã công bố hoạch xây dựng mạng lưới trồng lúa trên đại dương. Đây được cho là giải pháp thiết thực trong tương lai, bởi cây lúa có khả năng chịu mặn tốt.

Trồng lúa
• 14:11 11/09/2023

Bình Định: Chiến dịch Du lịch xanh - Giảm rác thải nhựa Làng chài Nhơn Lý

Vừa qua, vào dịp nghỉ lễ 2.9. 2023, tại làng chài Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), Đoàn Thanh niên xã Nhơn Lý phối hợp cùng Mạng lưới Thủ lĩnh xanh tại Quy Nhơn ra quân triển khai Chiến dịch Du lịch xanh - Giảm rác thải nhựa với thông điệp “Chung tay hành động - Du lịch xanh có trách nhiệm”.

Sản phẩm
• 11:17 05/09/2023

Biến đổi khí hậu - El Nino ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình nuôi tôm thẻ

Nuôi tôm nói chung, nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng, hiện nay bà con đang đối diện nhiều khó khăn, trở ngại.

Tôm thẻ
• 10:43 22/08/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 02:49 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 02:49 26/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 02:49 26/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 02:49 26/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 02:49 26/09/2023