Bảo vệ an toàn nghề nuôi cá lồng trong mùa mưa bão

Trên địa bàn thị xã Nghi Sơn hiện có 3.294 lồng nuôi hải sản với thể tích 31.351m3, tập trung tại xã đảo Nghi Sơn 1.414 lồng và các xã, phường: Hải Bình 369 lồng, Hải Châu 326 lồng, Hải Hà 303 lồng, Xuân Lâm 317 lồng, Hải Thanh 545 lồng...

Nuôi lồng bè
Người dân xã Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn) chăm sóc cá nuôi lồng. Ảnh minh họa: Truyền hình Thái Bình

Nghề nuôi cá lồng ở thị xã Nghi Sơn chủ yếu phát triển ở vùng ven bờ, lồng nuôi làm bằng gỗ hoặc tre, luồng với kích thước nhỏ. Do hạn chế về mặt kỹ thuật cũng như khó khăn trong tài chính nên việc áp dụng khoa học - kỹ thuật cho nghề nuôi cá lồng ở thị xã Nghi Sơn còn nhiều hạn chế.

Là một trong những hộ nuôi cá lồng có quy mô lớn ở xã đảo Nghi Sơn, ngay từ khi bắt đầu vào mùa mưa bão, ông Nghiêm Văn Tình, thôn Trung Sơn, xã Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn) đã chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho các lồng cá của gia đình. Ông chủ động mua thêm dây thừng chằng lại các thành ngăn nuôi cá và vây lưới xung quanh các lồng để cá không nhảy ra ngoài khi nước dâng cao.

Ông Vũ Ngọc Thương, Chủ tịch UBND xã Nghi Sơn, cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 52 hộ nuôi cá lồng với 1.414 ô lồng, đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 104 lao động. Tuy nhiên, do đặc thù là một xã đảo, hằng năm phải chịu ảnh hưởng của bão gió, mức độ rủi ro cao nên trước mùa mưa bão, xã đã xây dựng phương án, thành lập tổ công tác hướng dẫn các chủ hộ nuôi cá lồng tại vụng Nghi Sơn thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho các lồng nuôi.

Khi có bão đến, xã yêu cầu các hộ nuôi di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, vùng an toàn, có dòng chảy phù hợp khi cần thiết; kiểm tra, gia cố lại hệ thống neo, phao lồng bè, vệ sinh lồng bè thông thoáng. Các hộ nuôi chuẩn bị các trang thiết bị xử lý kịp thời cho cá nuôi, nhằm khi bị mưa lớn và thay đổi nguồn nước đột ngột do lũ thượng nguồn đổ về sẽ phòng, tránh được tình trạng cá chết hàng loạt. Xã cũng cương quyết yêu cầu sơ tán, di dời lao động về nơi trú ẩn an toàn, tuyệt đối không để người dân ở lại trên lồng bè khi xảy ra thiên tai.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 6.121 lồng nuôi, với tổng dung tích 121.228m3, sản lượng đạt 2.097 tấn/năm. Trong đó, 2.139 ô lồng nuôi cá nước ngọt trên các hồ chứa (hồ thủy điện, thủy lợi) và trên các hệ thống sông; 3.982 ô lồng nuôi cá biển, tập trung tại các phường ven biển của thị xã Nghi Sơn và xã Quảng Nham (Quảng Xương).

Nghề nuôi cá lồng đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân ở các địa phương. Tuy nhiên, phần lớn lồng nuôi được các hộ dân làm bằng vật liệu sẵn có tại địa phương, như: tre, nứa, luồng... nên nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão là rất cao.

Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người nuôi kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao và chủ động di chuyển lồng nuôi về địa điểm an toàn, có điều kiện môi trường thuận lợi. Những trường hợp lồng bè không thể di chuyển được người nuôi cần có giải pháp làm giảm tốc độ của dòng chảy. Che chắn lồng bè bằng lưới có kích thước mặt lưới phù hợp để tránh thủy sản nuôi thoát ra ngoài.

Các hộ nuôi thường xuyên vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng để thoát nước, diệt tác nhân gây bệnh cho cá nuôi. Các địa phương chuẩn bị thuyền máy, phao cứu sinh khi cần thiết; bố trí nơi neo đậu, sơ tán lồng bè đảm bảo tuân thủ theo quy định của địa phương về phòng, chống lụt bão.

Khi có mưa to, gió lớn các hộ nuôi phải có biện pháp di chuyển đến nơi an toàn, chú ý bảo đảm các hệ thống dây điện, máy sục khí tạo oxy cho cá khỏi ngạt khí. Ngoài ra, thường xuyên liên hệ với cán bộ kỹ thuật thủy sản, khuyến nông địa phương để có những biện pháp xử lý phù hợp khi có sự cố xảy ra.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 23/07/2023
Lê Hợi
Nuôi trồng

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 08:35 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 08:35 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 08:35 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 08:35 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 08:35 15/11/2024
Some text some message..