Bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững

Những năm gần đây, lĩnh vực du lịch của Phú Yên có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tăng nguồn thu ngân sách, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hoạt động trong lĩnh vực này hiện nay chưa xứng tầm với tiềm năng sẵn có; trong đó, yếu tố về môi trường gây ảnh hưởng không nhỏ.

rác thải
Rác thải chi chít ở bờ biển TP Tuy Hòa, gây phản cảm đối với nhiều du khách - Ảnh: P.NAM

NHIỀU CẢNH QUAN BỊ Ô NHIỄM

Hiện nay, một số dự án du lịch có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Lượng khách du lịch lưu trú hàng năm tại Phú Yên tăng khá, góp phần tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Theo Sở VH-TT-DL, ước tính trong năm 2013, Phú Yên tiếp đón 600.000 lượt khách lưu trú, trong đó có 60.600 lượt khách quốc tế, tăng 20%; doanh thu du lịch đạt 540 tỉ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, phát triển ở lĩnh vực này vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng và mục tiêu đề ra.

Thời gian qua, do công tác bảo vệ môi trường tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh, nhất là khu vực ven biển chưa được chú trọng đúng mức, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên và việc thu hút du khách. Điển hình như từ khu du lịch sinh thái Long Thủy, xã An Phú (TP Tuy Hòa) đến bờ biển Mỹ Quang, xã An Chấn (Tuy An) có chiều dài gần 2km là một ví dụ. Trước đây, khu vực này vốn là bãi biển rất đẹp, nhưng thời gian gần đây môi trường sống vùng du lịch sinh thái này đang bị ô nhiễm do người dân xả rác thải xuống cầu Đồng Nai (một con suối chảy ra biển, tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng cho Long Thủy). Theo Bí thư Đảng ủy xã An Phú Đỗ Văn Tuấn, hầu hết các con đường ở Long Thủy là đường cát nên xe thu gom rác không vào sâu được trong khu dân cư. Trong khi đó, phần lớn trong hơn 600 hộ dân chưa có ý thức tự giác bỏ rác tại những điểm tập kết, mà đổ ra ngoài bờ biển. Thực tế cho thấy, không ít các khu du lịch sinh thái ở Phú Yên khi mới đưa vào khai thác thu hút rất nhiều du khách, đạt doanh thu lớn, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn lại bị hạn chế bởi yếu tố ô nhiễm môi trường và an ninh trật tự do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương và kinh phí đầu tư lâu dài.

Hiện nay, việc bảo vệ môi trường sống ở các vùng biển trong tỉnh chỉ mới được thực hiện trên biển, còn ven bờ thì rất khó kiểm soát vì đời sống người dân còn nghèo, trình độ dân trí thấp. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 10 vạn dân ven biển mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, có khoảng từ 80 đến 90% hộ dân trong tỉnh sinh sống ven biển không có nhà tiêu hợp vệ sinh, phần lớn các chất thải sinh hoạt đều thải trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điển hình, những bãi biển từng biết đến với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng như Long Thủy, Từ Nham, Bãi Ngà, Nhơn Hội, Vịnh Hòa, Hòa An... nhưng hiện đang bị ô nhiễm, mất mỹ quan bởi những người thiếu ý thức phóng uế, xả rác thải bừa bãi.

TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH

Trước tình hình trên, mới đây, UBND tỉnh đã đề nghị Sở VH-TT-DL và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2011-2015. Trong đó, đề cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ môi trường, văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch; giám sát, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch với mục tiêu đến hết năm 2013, 100% các khu, điểm du lịch hoàn thành việc xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân về xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, giữ gìn, đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường để phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện vẫn còn không ít cơ sở kinh doanh du lịch, nuôi trồng thủy sản chưa chú trọng đến công tác vệ sinh môi trường. Một số di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa nằm trong quy hoạch phát triển du lịch đang có nguy cơ xuống cấp. Môi trường, cảnh quan thiên nhiên có nguy cơ bị ô nhiễm, xâm hại. Tình trạng vứt rác thải ven biển, trên các tuyến đường vẫn còn xảy ra phổ biến, nhất là các khu dân cư ven biển; hệ thống nhà vệ sinh công cộng, dân sinh chưa đảm bảo…

Thực trạng trên đang tác động xấu đến hình ảnh, không gian du lịch Phú Yên. Nhằm xây dựng Phú Yên trở thành điểm đến hấp dẫn và thân thiện, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Cự vừa ban hành Chỉ thị số 19, yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 -2015.

Báo Phú Yên, 12/12/2013
Đăng ngày 13/12/2013
Phương Nam
Môi trường

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 15:48 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 15:48 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:48 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 15:48 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:48 29/03/2024