Bảo vệ môi trường để phát triển nghề nuôi cá tra

Những năm gần đây, tỷ lệ hao hụt khi nuôi cá tra ngày càng cao, thậm chí có ao nuôi cá hao hụt hơn 50%, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Cấp bách giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường để phát triển bền vững nghề nuôi cá tra

Nguyên nhân chính do môi trường nước trên các sông rạch vùng nuôi cá tra ngày càng xấu đi, chất thải nuôi cá tra đổ ra khiến dịch bệnh diễn biến phức tạp…

Vùng ĐBSCL có dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi con sông khoảng 220 km, điều kiện thủy văn phù hợp nên hoạt động nuôi cá tra trên các ao ven sông, trên cồn phát triển thuận lợi (dễ dàng lấy nước).

Thêm vào đó kỹ thuật nuôi không quá khó nên nghề nuôi cá tra phát triển mạnh, nhất là trong vài năm trở lại đây. Hầu hết các tỉnh có lợi thế nuôi cá tra ao thâm canh đều có quy hoạch vùng nuôi cá tra.

Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay diện tích thả nuôi cá tra thâm canh vùng ĐBSCL khoảng 5.000 ha. Các công nghệ về sản xuất con giống, thức ăn, quy trình nuôi thâm canh ngày càng hoàn thiện, quy mô nuôi ngày càng lớn.

Nuôi thâm canh là quá trình bao gồm một lượng lớn vật liệu được đưa vào, sau đó chỉ một lượng nhỏ vật nuôi được thu hoạch, phần còn lại là chất thải đưa ra môi trường bên ngoài. Thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt là giàu đạm, phospho là nguồn tác động mạnh đến chỉ số nước.

Theo tính toán của những người nuôi cá, để có được 01 kg cá tra nguyên liệu phải tiêu tốn khoảng 1,7-2 kg thức ăn tổng hợp, như vậy cứ mỗi ký cá nguyên liệu có 0,7-1 kg chất thải của cá (kể cả lượng thức ăn dư thừa) thải vào ao nuôi. Trong khi đó thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2015 toàn vùng ĐBSCL cung ứng cho các nhà máy chế biến 01 triệu tấn cá tra.

Như vậy trong năm 2015 đã có gần 01 triệu tấn chất thải từ có nguồn gốc từ thức ăn nuôi cá trong các ao nuôi cá thải ra. Ngoài ra, còn có một lượng không nhỏ hóa chất đưa xuống ao nuôi cá tra để xử lý môi trường, phòng trị dịch bệnh.

Mặt khác, các nghiên cứu cho thấy cá da trơn chỉ hấp thu được 27-30% nitrogen (N), 16-30% photpho (P) và khoảng 25% chất hữu cơ đưa vào từ thức ăn. Thử nghiệm nuôi cá da trơn trong 90 ngày cho thấy cá chỉ hấp thu được khoảng 37% hàm lượng N và 45% hàm lượng P trong thức ăn đưa vào ao nuôi. Như vậy, để đạt được sản lượng trung bình khoảng 200 tấn cá/ha với hệ số chuyển đổi thức ăn FCR là 1,8 cần sử dụng lượng thức ăn tối thiểu là 360 tấn và lượng chất hữu cơ thải ra môi trường gần 290 tấn.

Giải pháp cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi cá tra hiện nay là thay nước. Như vậy, chất dinh dưỡng, tảo cùng các chất ô nhiễm được cho ra khỏi ao và được thay thế bằng nguồn nước có chất lượng tốt hơn, có tác dụng cải tạo môi trường nước ao nuôi.

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tức thời, không thể loại bỏ được hiểm họa của chính nó. Với việc loại bỏ những chất thải không được kiểm soát và quản lý trong điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi cá tra phát triển kém, thoát nước không đảm bảo thì chất thải từ khu nuôi này sẽ theo nguồn nước cấp đi vào khu nuôi khác.

Theo Trung tâm nghiên cứu môi trường và xử lý nước (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam), tại Tiền Giang, mức độ ô nhiễm của vùng nuôi cá tra là khá lớn, đặc biệt là chất ô nhiễm dạng Nitơ. Có tới 80- 82% hàm lượng Nitơ hòa tan dưới dạng NH4+. Xét giá trị hàm lượng Cácbon (C) cho thấy 32-46% hàm lượng C ở dạng hòa tan trong nước và 54- 68% ở dạng lơ lửng.

Như vậy, với lượng chất thải lớn và nồng độ các chất ô nhiễm khá cao, chất thải từ ao nuôi cá tra đã và đang tác động rất lớn đến môi trường nước, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến nghề nuôi mà còn tác động đến sinh hoạt của người dân.

Quy hoạch và bảo vệ môi trường nuôi cá tra

Nghề nuôi cá tra thâm canh ở ĐBSCL hiệu quả cao và có nhiều tiềm năng phát triển.

Tuy nhiên, nếu tiếp tục bỏ quên vấn đề bảo vệ môi trường thì tình trạng suy thoái môi trường do nuôi cá sẽ tác động mạnh đến nghề nuôi và là cản trở lớn nhất cho việc phát triển con cá tra trong thời gian tới.

Vì vậy, để nghề nuôi cá tra bền vững, ngay bây giờ song song với quy hoạch phát triển nghề nuôi cần chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó quan trọng là tìm ra các giải pháp hợp lý, có tính thực tiễn cao để xử lý các chất thải phát sinh trong nuôi cá tra.

Báo Nông Nghiệp
Đăng ngày 09/12/2016
Quang Trí- Hoàng Vũ
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 21:14 03/02/2025

Top các loài thủy sản nuôi “hái ra tiền” năm 2025: Cá lóc, cá hồi, tôm càng xanh

Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đối với ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong và ngoài nước tiếp tục tăng cao. Trong đó, ba loài thủy sản được xem là “hái ra tiền” nhờ tiềm năng kinh tế vượt trội gồm cá lóc, cá hồi và tôm càng xanh.

Cá hồi
• 21:14 03/02/2025

Những sai lầm phổ biến khi nuôi cá vàng

Cá Vàng là loài cá cảnh phổ biến, được yêu thích vì vẻ ngoài đáng yêu và dễ nuôi. Tuy nhiên, để chăm sóc cá Vàng khỏe mạnh, người nuôi cần hiểu rõ nhu cầu của chúng và tránh những sai lầm cơ bản. Dưới đây là các sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi nuôi cá Vàng và cách khắc phục.

Cá vàng
• 21:14 03/02/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 21:14 03/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 21:14 03/02/2025
Some text some message..