Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và mô hình bảo tồn biển: Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Trong Hội nghị chuyên đề về bảo vệ và phát triển NLTS và giải pháp quản lý, phát triển hệ thống KBTB tại Việt Nam vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Nha Trang.

Kinh nghiệm từ Nhật Bản bảo tồn nguồn lợi
Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Ông Hidenao Watanabe - Chuyên gia tư vấn chính sách quản lý nghề cá Chính phủ Nhật Bản, chia sẻ: "Ở Nhật Bản có 3 kiểu KBTB, gồm: một, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên hoặc bảo tồn loài hoang dã quý hiếm (vườn quốc gia, vườn thiên nhiên, khu bảo tồn bờ biển tự nhiên, di tích thiên nhiên); hai, bảo vệ sinh cảnh hoặc bảo vệ hệ sinh thái (khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo tồn sinh vật hoang dã); ba, bảo tồn và sử dụng bền vững NLTS (vùng nuôi được bảo vệ, khu vực ven biển phục vụ phát triển nguồn lợi biển, khu vực quyền khai thác chung, khu vực bảo vệ bởi chính quyền địa phương hoặc ngư dân). Mỗi kiểu khu bảo tồn đều có mục đích, mục tiêu bảo vệ khác nhau, được thiết lập và điều chỉnh bởi những cơ sở pháp lý, khác nhau, những luật cụ thể và có cơ chế vận hành khác nhau.

Riêng các khu vực bảo vệ, hoạt động theo cơ chế đồng quản lý, có sự tham gia của chính quyền địa phương, đặc biệt là của cộng đồng ngư dân, trong đó có trên 5.000 khu vực được quyền khai thác chung, 1.000 khu vực cấm khai thác, được bảo vệ bởi chính quyền hoặc ngư dân. Toàn bộ các vùng nước ven bờ, vùng nước nội địa đều được giao cho ngư dân và được xác lập trong Luật Thủy sản. Tại các khu này, cộng đồng trực tiếp thực thi các biện pháp quản lý nghề cá, được chính quyền hỗ trợ bởi các hỗ trợ viên. Các hoạt động của người dân, cộng đồng trong các khu cấm khai thác được luật hóa và được pháp luật bảo vệ...

Không chỉ bảo vệ NLTS và đa dạng sinh học vùng biển gần bờ, đối với vùng biển xa bờ của Nhật Bản, mô hình đồng quản lý, phối hợp giữa Chính phủ và ngư dân được khởi động từ năm 2002. Mô hình này thay thế cho hoạt động bảo vệ NLTS xa bờ vốn trước đó chỉ do Chính phủ thực hiện, với kết quả hạn chế từ những giới hạn về nhân sự và kinh phí. Kế hoạch khôi phục nguồn lợi được thiết lập bởi Chính phủ và nhóm cộng đồng ngư dân khai thác xa bờ, tập trung bảo vệ các loài mục tiêu (đơn loài) và các hoạt động nghề cá (đa loài). Đến nay, khoảng 2.000 kế hoạch quản lý nguồn lợi xa bờ đã được thiết kế và thực hiện tại Nhật Bản.

“Quan điểm của Chính phủ Nhật Bản là, người dân gắn cuộc sống với sinh kế biển thì có quyền và trách nhiệm bảo vệ NLTS. Và, với việc cộng đồng ngư dân đứng ra thực hiện các kế hoạch bảo vệ biển, mục tiêu bảo vệ NLTS rất có hiệu quả bởi không lực lượng nào đông đảo và gắn cuộc sống với biển như ngư dân. Mô hình này còn giải quyết được bài toán về nhân lực và chi phí”- ông Hidenao Watanabe, chia sẻ. Với sự hình thành và hoạt động rộng khắp của các loại hình KBTB, hiện toàn bộ vùng biển của Nhật Bản đều được bảo vệ.

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, điều phối viên Chương trình tài trợ các dự án nhỏ Việt Nam- Quỹ Môi trường toàn cầu (UNDP- GEF SGP), tổ chức tài trợ cho nhiều dự án bảo vệ NLTS tại Việt Nam, cho rằng, mô hình của Nhật Bản rất hiệu quả và cần được tham khảo, học tập. 

Quyết định số 742/QĐ-TTg, ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển (KBTB) Việt Nam đến năm 2020, mục tiêu đến năm 2015 thiết lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển; có ít nhất 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam nằm trong các KBTB và khoảng 30% diện tích của từng khu bảo tồn biển được bảo vệ nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có 10 KBTB hình thành, diện tích chiếm 0,18% vùng biển Việt Nam, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt chưa đến 10% diện tích các KBTB; mô hình, cơ cấu tổ chức, cũng như chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBTB vẫn chưa thống nhất. Và, ngay cả vùng lõi các KBTB, hệ sinh thái và đa dạng sinh học cũng bị xâm hại và đe dọa. Mô hình nào cho hệ thống KBTB ở Việt Nam, để bảo vệ hiệu quả nguồn lợi thủy sản (NLTS), đa dạng sinh học đang là câu hỏi thời sự khi EU vừa cảnh cáo thẻ vàng đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

 

BVPL
Đăng ngày 07/12/2017
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 05:12 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:12 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 05:12 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 05:12 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 05:12 21/12/2024
Some text some message..