Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển

Thời gian qua, các địa phương ven biển đã tích cực triển khai thực hiện các biện pháp, từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) vùng ven biển.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển.
Các lực lượng có liên quan của tỉnh tổ chức tháo dỡ đăng đáy trên Lạch Ghép (Quảng Xương).

Thực hiện “Tháng hành động bảo vệ NLTS vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa” năm 2021, các địa phương ven biển đã xây dựng kế hoạch hành động và tổ chức các hội nghị triển khai thực hiện, kiện toàn ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã. Định kỳ tổ chức kiểm tra việc thực hiện tháng hành động của các xã, phường. Với sự đồng tình hưởng ứng của cộng đồng ngư dân, nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ NLTS của đa số ngư dân đã được nâng lên.

Các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản tại vùng ven bờ trong mùa sinh sản đã được ngăn chặn kịp thời, công tác bảo vệ NLTS vùng ven biển đã đi vào nền nếp. Trong thời gian thực hiện tháng hành động bảo vệ NLTS vùng ven biển, các địa phương ven biển đã tổ chức treo 115 băng rôn nơi tập trung tàu cá và nơi có nhiều người qua lại, phát 1.070 tờ rơi, 138 bản tin trên đài truyền thanh cấp huyện, phát 1.149 bản tin trên hệ thống loa truyền thanh của các xã, phường nghề cá, với thời lượng từ 10 - 20 phút/bản tin vào buổi sáng sớm và buổi tối hàng ngày.

Ngoài ra, UBND huyện Hoằng Hóa, thị xã Nghi Sơn đã phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức 4 lớp tập huấn tuyên truyền cho 400 cán bộ, ngư dân về Luật Thủy sản 2017 và các quy định của pháp luật về bảo vệ NLTS. Cùng với công tác tuyên truyền, UBND các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn và TP Sầm Sơn đã phối hợp với các lực lượng có liên quan của tỉnh thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân và hoạt động kinh doanh ngư lưới cụ.

Theo đó, các địa phương đã thực hiện khoảng 20 đợt kiểm tra hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân tại các cửa Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Sung, Lạch Ghép, Lạch Bạng... Qua quá trình kiểm tra, các lực lượng đã phát hiện và xử phạt 6 tàu cá với các hành vi tàng trữ kích điện để khai thác thủy sản và vi phạm về thủ tục hành chính. Đồng thời, tuyên truyền, vận động 14 chủ hộ đã dừng hoạt động và tự tháo dỡ các hàng đáy khai thác vi phạm.

Tuy nhiên, tại vùng ven biển tình trạng lén lút sử dụng xung điện để khai thác hải sản, tàu cá hoạt động khai thác sai vùng vẫn còn diễn ra. Do đời sống kinh tế của một bộ phận ngư dân ven bờ còn gặp nhiều khó khăn, nên ý thức chấp hành các quy định về khai thác và bảo vệ NLTS còn thấp.

Sự vào cuộc của một số địa phương chưa chủ động và thiếu quyết liệt, công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm còn phụ thuộc vào sự phối hợp của các lực lượng chức năng cấp tỉnh, việc bố trí kinh phí thực hiện tháng hành động còn hạn chế. Hoạt động khai thác hải sản vi phạm diễn ra ngày càng tinh vi và ở phạm vi rộng, trong khi năng lực thực hiện tuần tra, kiểm soát của lực lượng có liên quan của tỉnh và các địa phương còn hạn chế về phương tiện và nhân lực.

Ông Lê Minh Lương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, cho biết: Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức cho người dân trong việc chấp hành các quy định pháp luật về khai thác và bảo vệ NLTS, chi cục thường xuyên phối hợp với các lực lượng có liên quan của tỉnh, địa phương ven biển đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ NLTS đến với đông đảo ngư dân.

Triển khai thực hiện quyết liệt một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Thường xuyên phối hợp với các lực lượng có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc thanh tra, kiểm tra tàu cá ra, vào tại cảng cá; kiểm tra, kiểm soát cửa lạch, kiên quyết không cho các tàu cá rời cảng khi không thực hiện đúng các quy định về chống khai thác bất hợp pháp. Tiếp tục hỗ trợ và duy trì hoạt động của các mô hình tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ, góp phần bảo vệ và phát triển NLTS ven bờ, bảo đảm cân bằng sinh thái tự nhiên, mang lại sinh kế cho người dân.

Báo Thanh Hoá
Đăng ngày 05/07/2021
Hải Đăng
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 20:18 19/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 20:18 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 20:18 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 20:18 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:18 19/11/2024
Some text some message..