Bảo vệ rừng đánh, trói người vì xây dựng sai phép

Nhiều cán bộ của lực lượng quản lý bảo vệ rừng đến phá chòi canh tôm ở rừng đước trên sông Thị Vải, đánh đập chị Ngọc và trói cha của bà.

vụ đánh người
Clip quay vụ bảo vệ rừng ngang nhiên trói và đánh người. Ảnh: TTO

Liên quan đến vụ lực lượng bảo vệ rừng của Ban quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Long Thành (Đồng Nai) ngang nhiên trói và đánh người, chiều 2/3 ông Phạm Minh Đạo  -giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định thanh tra công vụ đối với Ban quản lý rừng phòng hộ.

Cụ thể, Sở lập đoàn thanh tra trong thời gian 30 ngày để làm rõ quy trình, thủ tục, thái đội ứng xử của nhân viên bảo vệ rừng đối với chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc (được ủy quyền nuôi trồng thủy sản ở ấp Bà Trường, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch), sau khi Ban quản lý rừng phòng hộ cho rằng chị này xây dựng công trình trái phép trên diện tích đất rừng giao khoán nuôi trồng thủy sản.

Trả lời câu hỏi vì sao công an đang tiến hành điều tra Sở lại tiếp tục lập đoàn thanh tra công vụ, ông Phạm Minh Đạo giải thích, công an vẫn đang điều tra việc nhân viên bảo vệ rừng có hay không hành vi trói, đánh người, hủy hoại tài sản của dân.

Riêng Sở lập đoàn thanh tra công vụ để làm rõ quá trình thực hiện hợp đồng nuôi trồng thủy sản có đúng không. “Nếu Ban quản lý rừng phòng hộ cho rằng chị Ngọc vi phạm hợp đồng thì cách hành xử, xử lý của nhân viên bảo vệ rừng có đúng không. Đây là việc thanh, kiểm tra công vụ vì liên quan đến nhân sự của Sở”- ông Đạo nói.

Theo thông tin trên báo chí, trước khi ký quyết định lập đoàn thanh tra, lực lượng thanh tra Sở đã làm việc với lãnh đạo Ban quản lý bảo vệ rừng phòng hộ. Bước đầu, lãnh đạo ban xác nhận nhân viên bảo vệ rừng ăn nói không chuẩn mực, có cách cử xử thô bạo với chị Ngọc sau khi phát hiện chị này xây dựng công trình trái phép trong đùng tôm. Nhân viên bảo vệ rừng có xô xát với chị Ngọc và làm rớt điện thoại của chị Ngọc.

Cùng trao đổi về vấn đề này Đại tá Cao Hữu Nguyên, Trưởng Công an huyện Nhơn Trạch, cho biết để có kết quả khách quan về vụ việc này lực lượng công an đang thu thập và xác minh từ nhiều phía. Trước mắt chưa thể kết luận về vụ việc này. Theo Đại tá Nguyên, qua điều tra xác minh nếu ai có sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó

Trước đó, theo  phản ảnh của chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc (34 tuổi, người đang quản lý đùng tôm tại ấp Bà Trường) trong các ngày 26 và 27/2, khi chị và người nhà đang ở tại chòi trong đùng tôm thì thấy bảo vệ thuộc Ban quản lý  rừng phòng hộ Long Thành kéo đến hàng chục người đánh đập và phá chòi vì cho rằng chị xây dựng trái phép trên đất rừng.

nhân viên bảo vệ rừng
Chuyện xảy ra ở Long Thành (Đồng Nai). Nhân viên bảo vệ rừng đứng ở chòi tôm của chị Ngọc nói: “Đất lâm trường là của tui. Chị chỉ là người làm mướn” - Ảnh cắt từ clip

Trong lần thứ 2 lực lượng bảo vệ xuất hiện vào ngày 27/2, chị bị đánh, còn cha của chị là ông Trần Văn Ni đã bị những người này bắt trói tay. Những người này còn ngang nhiên phá chòi của chị nhưng không có bất kỳ quyết định cưỡng chế nào.

Chiều 29/2, chị Ngọc cho biết hiện chị và gia đình đã rời khỏi chòi tôm của mình vì lo sợ những người này sẽ đến gây sự và đánh đập tiếp. Theo chị Ngọc tối 28/2, một số người đã đến khu vực chòi tôm của chị bắt gà, vịt làm thịt ngay trên đó nhưng chị không dám về vì sợ bị đánh.

Theo tường trình của chị Ngọc, nguyên nhân của vụ việc có thể xuất phát từ việc chị thường xuyên trình báo cơ quan chức năng về tình trạng khai thác cát trên đoạn sông ở khu vực gần đùng tôm của chị. Ngoài việc phản ảnh khai thác cát, chị cũng đã phản ảnh thái độ thờ ơ của lực lượng bảo vệ rừng trước thực trạng này.

Báo Đất Việt, 03/03/2016
Đăng ngày 04/03/2016
Tú Nhi (Tổng hợp)
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 15:25 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 15:25 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 15:25 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 15:25 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 15:25 20/11/2024
Some text some message..