Bảo vệ san hô có thật sự là vấn đề cấp bách?

Trước tình trạng môi trường biển bị suy thoái nghiêm trọng, nhiều rạn san hô ở biển Đông đang trong trạng thái chết dần đòi hỏi cần cấp bách đặt các giải pháp bảo tồn để bảo vệ các loài san hô cũng như bảo vệ sự sống của các loài sinh vật biển.

San hô
San hô được xem là vườn ươm cho nhiều loài cá, cung cấp nơi trú ẩn trốn những kẻ săn mồi. Ảnh: Zing

Thực trạng 

Số liệu từ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho thấy, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang hiện có khoảng 40 - 60% cỏ biển, 70% là rừng ngập mặn đã biến mất và khoảng 11% các rạn san hô đã bị phá hủy hoàn toàn, không có khả năng tự phục hồi. Đáng chú ý, có khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0 - 25%), 60% thuộc loại thấp (26 - 50%), 17% còn tốt (51 - 75%) và chỉ có 3% rất tốt (dưới 75%). 

Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 cũng chỉ rõ, hiện trạng rạn san hô ở vùng biển Việt Nam đã bị suy thoái từ mức rạn phát triển trung bình (bậc 3) xuống mức rạn phát triển nghèo nàn (bậc 1, bậc 2). Theo đó, hiện tượng suy thoái rạn san hô ở các khu bảo tồn biển nhẹ hơn các khu vực khác khoảng từ 2 - 3 lần. Một số khu bảo tồn biển rạn san hô ở mức duy trì hoặc có xu hướng tăng nhẹ trong 4 năm gần đây, điển hình như vịnh Hạ Long. 

San hô được xem là vườn ươm cho nhiều loài cá, cung cấp nơi trú ẩn trốn những kẻ săn mồi, cho cá một cơ hội phát triển (có trên 2.000 loài sinh vật đáy và cá gắn bó với rạn san hô, trong đó có khoảng hơn 400 loài cá san hô và nhiều đặc, hải sản). Ngoài ra, do nằm trong đới chuyển tiếp giữa lục địa và biển, nên ba hệ sinh thái tiêu biểu cho biển nhiệt đới là rừng ngập mặn, rạn san hô và cỏ biển có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ cho nhau, tạo ra những “dây xích sinh thái” quan trọng trong biển và vùng ven bờ, mà một mắt xích trong số chúng bị tác động sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích còn lại. 

Bảo vệ san hôBảo vệ hệ sinh thái biển, rạn san hô thông qua các câu lạc bộ lặn biển như mô hình câu lạc bộ Sasa ở Đà Nẵng. Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn

Triển khai các biện pháp bảo tồn 

Từ năm 2015, trước tình trạng các rạn san hô bị suy thoái nghiêm trọng, Phó trưởng ban quản lí vịnh Hạ Long đã tiến hành điều tra, khảo sát kỹ lưỡng, đánh giá mức độ (xác định vị trí, độ phủ, thành phần loài, mức độ đa dạng sinh học…).  

Tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu các hệ sinh thái rạn san hô làm cơ sở triển khai các giải pháp bảo tồn. Đào tạo nhân lực chuyên sâu về quản lý, bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô. Tổ chức lực lượng tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là hành vi xâm hại rạn san hô. Triển khai hoạt động quan trắc, giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô để kịp thời phát hiện các nguy cơ gây đe dọa và triển khai các giải pháp bảo vệ.   

Bên cạnh đó, thực hiện khoanh vùng, bảo vệ nghiêm ngặt các rạn san hô có độ phủ cao (từ 30% trở lên) và môi trường nước vịnh Hạ Long, tăng cường kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm, thu gom rác thải trôi nổi, đặc biệt là các nơi thường có phân bố rạn san hô. Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và mức độ rạn san hô bị suy thoái ở các địa phương. Khoanh vùng, lựa chọn những nơi cần bảo tồn cấp bách và những nơi có nguy cơ cao để thiết lập vùng, nơi bảo tồn. Lập dự án và tổ chức bố trí ngân sách bảo tồn theo chiến lược dài hơi thay vì tuyên truyền giải thích xưa cũ.  

Bảo vệ san hôĐẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng khắp về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong bảo vệ rạn san hô. Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn

Kêu gọi sự chung tay từ cộng đồng quốc tế, giúp các địa phương có biển bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô. Bố trí nguồn lực tài chính để dân địa phương thay đổi sinh kế, giảm tối đa các hoạt động đánh bắt trong các khu bảo tồn. Cần nhân rộng mô hình người dân tự bảo vệ hệ sinh thái biển thông qua các hoạt động, câu lạc bộ lặn biển,.. 

Về mặt xã hội, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng khắp về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong bảo vệ rạn san hô. Huy động người dân tham gia dọn rác đáy biển, trồng, bảo tồn san hô và giao cho họ khai thác những khu biển có san hô và trả phí. Quản lý nghiêm ngặt việc tổ chức hoạt động du lịch. Đào tạo, bồi dưỡng xây dựng lực lượng bảo tồn biển, đầu tư phương tiện tuần tra, đặc biệt ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp ở những khu bảo tồn biển.  

Trong khai thác du lịch, cần xây dựng những bãi san hô nhân tạo, xây dựng công viên dưới nước để thúc đẩy du lịch lặn biển, tạo thu nhập cho người dân địa phương. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát, quản lý hoạt động bảo tồn biển, bảo tồn rạn san hô.  

Đăng ngày 13/01/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 14:51 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 14:51 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:51 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 14:51 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:51 29/03/2024