Bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp Geloina coaxans

Vọp là động vật thân mềm hai mảnh vỏ được nhiều người ưa chuộng và có giá trị tế không thua kém gì các loại khác như: nghêu, sò,… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác vọp quá mức, khai thác rừng ngập mặn (nơi phân bố tự nhiên của vọp) để nuôi các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế như tôm, cua,… từ đó làm cho nguồn lợi vọp bị cạn kiệt và không còn khả năng phục hồi.

vọp
Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, để bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III-Nha Trang (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp Geloina coaxans (Gmelin, 1791) ở Bến Tre vừa được Hội đồng KH&CN tỉnh nghiệm thu.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã điều tra, khảo sát và chọn 25 điểm thuộc 3 huyện ven biển của Bến Tre gồm Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. Để phục hồi nguồn lợi vọp, nhóm tác giả đã thử nghiệm thả nuôi vọp trong ao đất và trong rừng ngập mặn. Theo đó, đã xây dựng được 2 mô hình ương và nuôi thương phẩm vọp ở xã Thạnh Hải cho 4 hộ dân tham gia với số lượng vọp giống thả là 36.000 con. Tỷ lệ sống trung bình của vọp trong ao đất là 55,5%, trong rừng ngập mặn là 82,7%. Sau 12 tháng nuôi, kích thước vọp đạt 18-20 con/kg. Tổng sản lượng vọp thu được là 1.392 kg (trong ao 606 kg và rừng ngặp mặn là 786 kg).

Qua nghiên cứu cho thấy, sản lượng khai thác vọp hàng năm ở Bến Tre là 6,3 tấn, tuy nhiên, vọp là loài bổ sung nguồn lợi chậm, để bảo đảm tính bền vững thì sản lượng khai thác cho phép là 50% của trữ lượng hiện tại. Với sản lượng khai thác vọp hiện nay, vượt khoảng 1,3 tấn/năm. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp để bảo vệ nguồn lợi vọp như: Khai thác hợp lý, không khai thác vọp ở kích thước nhỏ hơn 30mm, không khai thác vọp vào mùa sinh sản (từ tháng 2-5 và tháng 8-10), nghiên cứu sản xuất giống và các biện pháp kỹ thuật nuôi thương phẩm để đưa vọp thành đối tượng nuôi nhằm giảm áp lực khai thác và khôi phục lại nguồn lợi vọp; Có giải pháp quy hoạch và quản lý hợp lý;…

Hội đồng cho rằng đề tài đạt mục tiêu, nội dung đề ra, đáp ứng được nhu cầu địa phương, phát triển nghề nuôi mới, tạo sinh kế cho người nghèo. Hội đồng thống nhất nghiệm thu và xếp loại khá cho đề tài. Qua đó, hội đồng đề nghị chỉnh sửa, bổ sung số liệu, các bảng biểu và các phương pháp cũng cần mô tả chi tiết hơn. 

Báo Khoa học phổ thông
Đăng ngày 26/08/2013
Kim Tuyền (Sở KH&CN Bến Tre)
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 03:31 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 03:31 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 03:31 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 03:31 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 03:31 20/04/2024