Bắt được cá khổng lồ “đến từ sao Hỏa”

Một con cá thái dương nặng gần 160 kg vừa bị đánh bắt ở TP Seattle, bang Washington - Mỹ hồi giữa tuần rồi. Hình thù con cá lạ lẫm đến nỗi khi mới được kéo lên, người ta tưởng nó… đến từ sao Hỏa.

cá thái dương
Con cá thu hút sự chú ý của nhiều người dân khi được đặt bên ngoài công ty Sunfish Fish & Chips.  Ảnh: Seattle Times

Cần đến 4 người đàn ông mới kéo nổi con cá dị hình lên tàu. Vào đêm 29-10, khi đang đánh bắt cá hồi, ngư dân Todd LaClair nhận ra lưới của mình vừa bẫy được cái gì đó rất lớn ở vịnh Elliott ngoài khơi đảo Harbor. “Lúc đó tôi đang đánh cá ở độ sâu khoảng 30 m. Khi mới kéo con cá lên, nó làm tôi hết cả hồn. Nhìn nó cứ như sinh vật đến từ sao Hỏa” – ông LaClair nói.

Nhìn kỹ hơn, ông LaClair phát hiện ra đó là cá thái dương. Con cá lớn quá nên ông phải nhờ một con tàu lớn hơn trợ giúp. Với 3 người nữa ra tay, con cá nằm yên vị trên tàu.

Sáng hôm sau, ông LaClair gọi điện cho ông chủ Michael Vassiliou của công ty Sunfish Fish & Chips. “Mới đầu tôi tưởng ông ta đùa. Tôi thấy cá thái dương nhiều rồi nhưng chưa bao giờ nghe nó xuất hiện ở vịnh Elliott bao giờ. Đã vậy, nó còn lớn quá sức tưởng tượng và đáng tiếc là không có cách gì để bảo quản” – ông Vassiliou kể lại.

Cá thái dương có hình dạng gần tròn, nhiều xương, sống lưng lớn và vây thấp. Trên da nó có hằng hà sa số vật ký sinh. Tuy con cá vừa bắt được khá to nhưng trọng lượng tối đa của loài cá này có thể lên đến… hơn 2,2 tấn. Cá thái dương chủ yếu ăn sứa, phiêu sinh vật và tảo.

Các dòng hải lưu ấm ngoài khơi Washington mỗi mùa hè thường “mời” về đây vài con cá phương xa lạ lẫm nhưng năm nay có vẻ nhiều hơn hẳn. Ngày 31-8, anh Rick Shapland bắt được một con cá mặt trăng gần hạt Grays Harbor. Trong danh sách cá lạ mùa hè này còn có 2 con cá thu Atka, một con cá nục heo và 2 con cá vược.

Theo Seattle Times/Người lao động, 03/11/2013
Đăng ngày 04/11/2013
Hải Ngọc
Thế giới

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 15:29 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 15:29 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 15:29 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 15:29 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 15:29 12/10/2024
Some text some message..