Bắt được cá mập khổng lồ hiếm sau hơn 80 năm

Con cá mập ăn sinh vật phù du dài hơn 6 mét mắc vào lưới tàu đánh cá trên vùng biển đông nam Australia.

cá mập
Chuyên gia đo chiều dài con cá. Ảnh: Bảo tàng Melbourne

James Owen và các đồng nghiệp tình cờ bắt được con cá mập khổng lồ hôm 22/6 khi đánh bắt ngoài khơi Portland, bang Victoria. Thay vì bán cho nhà hàng chuyên chế biến vây cá mập để thu lời, họ quyết định hiến tặng con cá cho Bảo tàng Melbourne của bang Victoria.

Con cá khổng lồ dài 6,3 m, nặng 2 tấn, có tên cá nhám phơi nắng, thuộc một loài cá mập ăn sinh vật phù du rất hiếm gặp. Theo ABC, lần gần nhất người ta bắt được nó vào những năm 1930 ở Lakes Entrance, bang Victoria. Đại diện Bảo tàng Melbourne cũng khẳng định, đây mới là lần thứ ba trong vòng 160 năm bắt được cá nhám phơi nắng trong khu vực này.

Tiến sĩ Martin Gomon, làm việc ở Bảo tàng Melbourne và các đồng nghiệp rất hào hứng trước phát hiện lần này. Họ đã đến Portland tiến hành đo đạc ban đầu và phải dùng dao sắc xẻ con cá ra thành nhiều phần bởi nó quá to, không thể chuyển hết một lần. Trước đó, họ phải dùng cần cẩu đưa con cá từ thuyền lên mặt đất.

"Những lần phát hiện tình cờ như thế này có thể cung cấp thêm những mảnh ghép kiến thức còn thiếu về cá nhám phơi nắng. Từ đó hỗ trợ cho công tác bảo tồn và nghiên cứu sinh học về loài vật này," tiến sĩ Gomon nói.


Cá nhám phơi nắng có bộ hàm yếu và mỏng với những chiếc răng bé xíu. Ảnh: Bảo tàng Melbourne

Cá nhám phơi nắng là loài cá lớn thứ hai thế giới, xếp sau cá mập voi. Chiều dài con trưởng thành có thể đạt tới 12 m. Tên gọi cá nhám phơi nắng xuất phát từ tập tính ưa thích phơi mình ở những vùng nước ấm của chúng.

Do chỉ ăn sinh vật phù du, cá nhám phơi nắng sở hữu bộ hàm yếu và mỏng, với những chiếc răng bé. Đây là điểm khiến chúng khác biệt với cá mập ăn thịt. Chúng thường di chuyển chậm rãi và nhẹ nhàng dưới biển.

Các loài cá mập ăn sinh vật phù du đang chịu sự đe dọa từ hoạt động săn bắt cá mập lấy vây giá trị hàng triệu USD. Nhiều điều luật của Liên minh Châu Âu (EU), Anh và luật pháp quốc tế được triển khai để bảo vệ loài cá này tại một số vùng biển, song các hoạt động săn bắt và mua bán bất hợp pháp vẫn tiếp tục diễn ra.

Vnexpress, 24/06/2015
Đăng ngày 27/06/2015
Thu Hiền
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 03:50 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:50 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 03:50 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 03:50 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 03:50 21/12/2024
Some text some message..