Bất ngờ với cá chim vây vàng

Nhận thấy việc nuôi tôm gặp nhiều rủi ro, anh Phạm Hồng Ngoan, ở thôn Hội Tân, xã Nhơn Hội, TP Quy Nhơn chuyển sang nuôi cá chim vây vàng. Là người đầu tiên trong tỉnh nuôi loại cá này nhưng điều phấn khởi là mô hình của anh Ngoan đã đạt ngay hiệu quả kinh tế cao.

Cá chim vây vàng.
Cá chim vây vàng.

Dù có thâm niên gần 30 năm nuôi tôm, song anh Ngoan nhận thấy nghề này ngày càng ít ổn định do tôm nuôi dễ phát sinh dịch bệnh, mức độ phụ thuộc vào môi trường tăng cao, vì vậy, năm 2017, anh vào Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) học hỏi kinh nghiệm nuôi cá chim vây vàng, rồi nhập cá giống về thả nuôi xen kẽ với tôm thẻ chân trắng trong ao tôm 1.500m2 của gia đình.

Vụ tôm đầu tiên, anh Ngoan thả 5.000 con giống cá chim vây vàng nuôi xen với 20.000 con tôm thẻ chân trắng, thu nhập từ nuôi cá chim được hơn 40 triệu đồng. Anh kể: “Lúc đầu tôi chưa có kinh nghiệm nên cũng lo, nhưng cá chim là loài dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ sống lại cao, nên thu nhập rất khá. Tôi thả tôm nuôi trước, khi tôm lớn cỡ đầu đũa thì thả cá chim giống kích cỡ 3 - 4 cm/con vào nuôi chung, tránh tình trạng cá ăn hết tôm. Thức ăn cho cá vẫn sử dụng loại thức ăn công nghiệp cho tôm, tôi cho cá ăn ban ngày, còn ban đêm thì cho tôm ăn. Nuôi chừng 2,5 - 3 tháng là xuất bán tôm, còn cá chim nuôi từ 6 - 8 tháng là xuất bán khi cá đạt cỡ 0,4 - 0,6 kg/con”.


Anh Phạm Hồng Ngoan đang cho cá ăn.

Đến vụ nuôi năm 2018 - 2019, anh Ngoan chọn nuôi cá chim vây vàng xen kẽ với tôm 2 vụ/năm, do loại cá này có ưu thế rất lớn là có thể nuôi quanh năm. Trung bình mỗi năm, anh nuôi 2 lứa cá chim với mật độ thả nuôi 4.000 - 5.000 con/vụ, tỷ lệ sống của cá đến khi thu hoạch đạt khoảng 90%, thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/vụ. Tích lũy đủ kinh nghiệm và làm chủ kỹ thuật nuôi cá, năm 2020, anh Ngoan quyết định chuyển hẳn từ nuôi tôm sang nuôi cá chim vây vàng và cá mú giống Trân Châu. Trên ao nuôi 1.500m2, anh thả nuôi 4.000 cá chim giống, 6.000 cá dìa giống và thuê thêm một ao nuôi 3.000m2 để nuôi 50.000 cá mú giống Trân Châu.

Anh Ngoan bộc bạch: “Mấy năm nay tôi nuôi cá chim bán với giá luôn ổn định ở mức từ 120 - 140 nghìn đồng/kg, nhất là dịp Tết Nguyên đán cá bán chạy hơn, giá tăng lên 160 nghìn đồng/kg. Riêng cá mú giống Trân Châu tôi mua cá con từ Khánh Hòa về nuôi ương lên cá giống, nuôi chừng 20 ngày, cá đạt cỡ 6 - 7 cm/con là xuất bán, giá dao động từ 10.000 đồng - 15.000 đồng/con. Tính ra nuôi cá ổn định hơn nuôi tôm, thị trường cũng rất chuộng, nếu không có đột biến, ước tính năm nay tôi sẽ lãi hơn 200 triệu đồng. Dự tính năm tới, tôi sẽ tăng mật độ thả nuôi cá chim vây vàng lên khoảng 7.000 - 8.000 con/vụ”.

Cá chim vây vàng là loài cá biển có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao được nuôi bằng lồng bè trên biển, trong ao đìa tại nhiều địa phương trong nước. Tại Bình Định, mô hình nuôi cá chim trắng vây vàng của anh Ngoan là mô hình đầu tiên, có thể thêm giống mới cho nghề nuôi thủy sản, song vẫn mang tính tự phát. Ông Cao Văn Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng hải sản I) khuyến cáo: Để nuôi cá chim vây vàng đạt năng suất cao, người nuôi cần quan tâm các yếu tố: Chọn mua con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các cơ sở uy tín; xác định hình thức nuôi đơn hay nuôi ghép với các đối tượng khác để quyết định mật độ nuôi phù hợp. Cá chim vây vàng nuôi thương phẩm có thể sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, do đó người nuôi có thể chủ động thức ăn cung cấp cho cá. Một điều nữa cần lưu ý, trong quá trình nuôi phải quan tâm đến vấn đề môi trường của ao nuôi như: Mực nước trong ao nuôi, độ mặn, pH, oxy hòa tan trong nước để có những điều chỉnh cho phù hợp.

Đăng ngày 02/11/2020
Đoàn Ngọc Nhuận
Nuôi trồng

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 02:40 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 02:40 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 02:40 17/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 02:40 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 02:40 17/12/2024
Some text some message..