Bay như... ếch

Những ngày đầu năm 2013, cộng đồng yêu thiên nhiên rất thú vị trước thông tin các nhà khoa học Úc và Việt Nam phối hợp nghiên cứu, phát hiện và công bố trên tạp chí sinh học quốc tế Journal of Herpetology loài ếch cây mới ở vùng đất thấp phía Nam Việt Nam, với tên khoa học Rhacophorus helenae.

Do có tứ chi rất khoẻ, giữa các ngón có màng da, màng chân lớn, nếp da bên cánh tay rộng nên ếch cây có thể dễ dàng lướt mình từ cây này sang cây khác. Ảnh: Tim Laman
Do có tứ chi rất khoẻ, giữa các ngón có màng da, màng chân lớn, nếp da bên cánh tay rộng nên ếch cây có thể dễ dàng lướt mình từ cây này sang cây khác. Ảnh: Tim Laman

Nhà sinh học người Úc, tiến sĩ Jodi Rowley – đang làm việc tại viện bảo tàng Sydney, là người có công phát hiện và mô tả loài ếch này – cho biết bà đặt tên loài ếch mới như vậy để vinh danh mẹ – bà Helen M. Rowley, người mới được chẩn đoán ung thư buồng trứng, vì đã giúp đỡ mình trong công tác nghiên cứu.

“Tìm thấy loài ếch lớn và ấn tượng này là một sự ngạc nhiên với tôi, nhất là khi chúng sinh sống tại các vùng đất trũng nằm quanh các ruộng lúa ở TP.HCM. Điều hiếm có về phát hiện mới là tôi tìm thấy một con ếch đơn lẻ tại khu vực chỉ cách trung tâm TP.HCM 90km”, Rowley nói.

Rowley cho biết thêm, bà nhìn thấy loài ếch này lần đầu ở Việt Nam hồi năm 2009 trong chuyến khảo sát tới các cánh rừng. Tuy nhiên bà đã nghĩ đây là loài ếch cây quen thuộc, đã được phát hiện và đặt tên Rhacophorus kio, nên không bận tâm.

Các loài ếch này đang có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống và sự xâm lấn của con người. Ảnh: Tim Laman

Các loài ếch này đang có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống và sự xâm lấn của con người. Ảnh: Tim Laman

Cho đến chuyến khảo sát kế tiếp sau đó hơn một năm, bà có cơ hội chứng kiến tận mắt tiêu bản mẫu của con ếch từng thấy trước đó và ghi nhận chúng có nhiều đặc điểm khác biệt về so sánh các mẫu DNA giữa hai loài và đặc điểm hình thái bên ngoài như kích thước lớn hơn, phần hậu môn sẻ xẻ thuỳ... Các phân tích tế bào sau đó xác nhận đánh giá của Rowley là chính xác.

Loài ếch cây Rhacophorus helenae có vùng phân bố khá rộng, từ khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông thuộc tỉnh Bình Thuận đến rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc vùng Thác Mai (Đồng Nai). Chúng có kích thước khá lớn: dài thân con đực

Ếch cây Rhacophorus helenae do các nhà khoa học Úc và Việt Nam phát hiện

Ếch cây Rhacophorus helenae do các nhà khoa học Úc và Việt Nam phát hiện

72,3 – 85,5mm, con cái 89,4 – 90,7mm. Mặt trên lưng và đầu màu xanh lá cây hay xanh dương với những đốm trắng. Bụng vàng nhạt, có đốm đen lớn trên nền vàng ở hai bên nách. Bàn chân, tay có màng hoàn toàn, đĩa ngón rộng trên nền vàng nhạt của màng chân (màng tay của ba ngón ngoài) có màu đen hay tím sẫm.

Màng chân lớn, nếp da bên cánh tay rộng. Gót chân có nếp da nhọn. Màu sắc con đực và con cái giống nhau. Hiện các nhà nghiên cứu đang xác minh xem con ếch do Rowley phát hiện có bị nguy hiểm không vì nơi sinh sống của loài này là một vùng rừng đồng bằng, nên việc mất nơi cư trú sẽ đe doạ nghiêm trọng giống loài này.

Ngoại hình ếch cây thường tương xứng với khu vực sinh sống và có khả năng thay đổi

Ngoại hình ếch cây thường tương xứng với khu vực sinh sống và có khả năng thay đổi

Họ ếch cây gồm khoảng 320 loài sống rải rác từ châu Phi hạ Sahara, Trung Quốc, Đông Nam Á, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, quần đảo Sunda Lớn. Có khoảng 80 loài thuộc các chi trong họ ếch cây hiện sống tại châu Á.

Chúng có hệ thống màng giữa các ngón chân phát triển, thích nghi với đời sống trên cây. Ngoại hình cũng thường tương xứng với môi trường sinh sống: loài sống ở vùng nhiệt đới thường có màu sắc sặc sỡ, còn loài sống ở vùng khí hậu ôn đới thường có màu tối hơn.

Một con ếch cây xấu số bị rắn vồ. Ảnh: FreakingNews

Một con ếch cây xấu số bị rắn vồ. Ảnh: FreakingNews

Nhiều loài trong số chúng còn có khả năng thay đổi màu sắc tương ứng với sự thay đổi của môi trường. Do có tứ chi rất khoẻ, giữa các ngón có màng da, màng chân lớn, nếp da bên cánh tay rộng nên ếch cây có thể dễ dàng liệng từ trên cây cao xuống và tiếp đất nhẹ nhàng, hoặc lướt từ cây này sang cây khác mà không hề hấn gì. Với những đặc tính này, ếch cây còn có tên gọi là ếch bay.

Các mẫu ếch cây ở Việt Nam được thấy ở các cánh rừng nằm ở vùng đất trũng ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Ninh Bình, Quảng Bình, Bình Thuận, Đồng Nai… và các loài ếch này đang có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống và sự xâm lấn của con người.

SGTT
Đăng ngày 01/03/2013
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 01:28 25/10/2024

Các lý do thuyết phục cho việc lựa chọn cá đối mục vào nuôi ghép cùng tôm

Một trong những mô hình nuôi ghép đang được quan tâm hiện nay là nuôi ghép cá đối mục (Mugil cephalus) với tôm. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững. 

Cá đối mục
• 01:28 25/10/2024

Phát hiện loài bất đối xứng già cỗi nhất trên trái đất

Theo nghiên cứu mới nhất, sinh vật lâu đời nhất được biết đến với bằng chứng về cơ thể bất đối xứng đã sống hơn nửa tỷ năm trước ở vùng hẻo lánh của Úc.

Quaestio simpsonorum
• 01:28 25/10/2024

Các tiêu chí đánh giá tôm giống đạt chất lượng

Các tiêu chí đánh giá tôm giống đạt chất lượng Việc chọn lựa tôm giống đạt chất lượng là bước quan trọng đầu tiên quyết định thành công của quá trình nuôi. Tôm giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh sẽ giúp tăng tỷ lệ sống sót và rút ngắn thời gian nuôi, từ đó nâng cao năng suất và lợi nhuận.

• 01:28 25/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 01:28 25/10/2024
Some text some message..