Bến Tre khuyến khích chuyển đổi diện tích muối sang nuôi tôm

Trước diễn biến bất thường và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất muối, nhiều hộ diêm dân mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sản xuất muối sang nuôi tôm biển bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 4 - 5 lần so với làm muối.

Ao nuôi tôm
Mô hình chuyển đổi đất làm muối sang nuôi tôm công nghiệp của người dân xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại.

Hiệu quả gấp 4 - 5 lần

Sau 2 vụ nuôi tôm biển thành công, do chuyển đổi từ 1,4ha đất làm muối sang nuôi tôm, đến nay, anh Huỳnh Văn Trổ, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại phấn khởi vì quyết định đưa ra đúng đắn. Anh Trổ cho biết: Để làm ra được hạt muối, diêm dân phải đầu tư khá nhiều công sức, mỗi năm sản xuất được 1 vụ và kéo dài khoảng 6 tháng nên thời gian thiếu việc làm của diêm dân rất lớn. Đồng thời, có năm lượng muối tồn đọng nhiều, khiến cho cuộc sống của diêm dân thêm chật vật. Bình quân mỗi năm kết thúc vụ, nếu muối bán ra có giá cao thì diêm dân còn lãi 25 triệu đồng/ha.

Thấy mọi người xung quanh chuyển đổi làm muối sang nuôi tôm có hiệu quả, anh Trổ mạnh dạn đầu tư vốn tiến hành đào 8.000m2 đất làm 2 ao để nuôi tôm công nghệ cao, khép kín với quy trình nuôi 2 giai đoạn, đầu tư hệ thống oxy đáy, trải bạt ao nuôi và bờ bao. Sau 9 tháng chuyển đổi, anh Trổ đã thả nuôi được 3 vụ. Trong 2 vụ đầu, thời gian thả nuôi từ 90 - 95 ngày, anh thu về tổng sản lượng trên 6 tấn tôm thương phẩm, trừ chi phí, anh còn lãi hơn 200 triệu đồng. Anh Trổ đang tiếp tục thả nuôi vụ thứ 3.

Anh Trổ cho hay, hiệu quả của nuôi tôm so với làm muối cao hơn từ 4 - 5 lần. Theo anh Trổ, việc đầu tư vốn ban đầu rất lớn nên người dân khó có thể chuyển đổi nhanh được. Nếu có sự hỗ trợ vốn thì người dân nghèo đang canh tác muối có thể chuyển đổi sang nuôi tôm đạt hiệu quả cao hơn.

Đảm bảo đời sống cho người dân

Theo UBND xã Thạnh Phước, địa phương có diện tích sản xuất muối nhiều nhất huyện Bình Đại với 316ha, có hơn 350 hộ diêm dân sản xuất tập trung tại ấp Phước Bình, Phước Lợi và Phước Thạnh. Tại xã Thạnh Phước,  đã thực hiện chủ trương tái cơ cấu ổn định ngành muối của huyện giai đoạn 2014 -  2020, giảm diện tích muối sản xuất kém hiệu quả sang nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh. Hiện trên địa bàn xã đã quy hoạch và chuyển đổi được 120ha, đạt gần 38% tổng diện tích sản xuất muối toàn xã sang nuôi tôm biển, chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng khép kín với quy trình 2 giai đoạn.

Phó chủ tịch UBND xã Thạnh Phước Phạm Thanh Sang cho biết: Chuyển đổi đất sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi tôm biển được xem là hướng đi đúng giúp người dân khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng bước đưa kinh tế biển trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tuy nhiên, do đa số các hộ dân làm muối có điều kiện kinh tế khó khăn nên việc chuyển đổi từ làm muối sang nuôi tôm chưa được nhiều do thiếu nguồn vốn. Hiện UBND xã kêu gọi người dân chuyển đổi từng phần để nguồn vốn được đảm bảo.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Võ Tiến Sĩ, toàn tỉnh hiện có khoảng 1.400ha sản xuất muối (chủ yếu ở huyện Bình Đại, Ba Tri), giảm hơn 220ha so với năm 2016. Đa số diêm dân sản xuất muối là hộ nghèo, hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ hơn 70%. Hiện nay, tỉnh khuyến khích người dân chuyển đổi sản xuất muối sang sản xuất khác phù hợp hơn để cuộc sống người dân phát triển hơn.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 08/05/2020
Phúc Nhân
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 20:54 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:54 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 20:54 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:54 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 20:54 05/11/2024
Some text some message..