Bến Tre: Ðộ mặn đột ngột tăng cao

“Hiện độ mặn trên các sông chính trong tỉnh đột ngột tăng ở mức rất cao và xâm nhập sâu. Trước nguy cơ thiệt hại do mặn xâm nhập, chính quyền địa phương và người dân phải chủ động, tăng cường cảnh giác, khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó”, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nguyễn Khánh Hoan nhận định.

Trữ nước ngọt.
Người dân chủ động trữ nước ngọt để ứng phó với hạn mặn. Ảnh: Phan Hân

Tăng đột ngột và xâm nhập sâu

Theo thông tin dự báo của Ðài Khí tượng thủy văn tỉnh, độ mặn xâm nhập sâu nhất có khả năng xuất hiện trong các ngày 11 đến 14-12-2019 và ở mức xấp xỉ sâu hơn thời điểm tháng 2-2016. Trên sông Cửa Ðại, kênh Giao Hòa - An Hóa (xâm nhập mặn từ sông Cửa Ðại vào sông Ba Lai), độ mặn xâm nhập sâu nhất xuất hiện trong các ngày 11 và 12-12-2019 và ở mức xấp xỉ năm 2015 và tháng 2-2016.

Cụ thể, độ mặn cao nhất đo được tại các trạm vào cuối ngày 11-12-2019, độ mặn 4 ‰ trên sông Cửa Ðại xâm nhập đến xã Quới Sơn (Châu Thành), cách cửa sông 47km; trên sông Hàm Luông xâm nhập đến xã Tiên Thủy, Tiên Long (Châu Thành), ấp Thanh Xuân, xã Thanh Tân (Mỏ Cày Bắc) vị trí cách cửa sông khoảng 58 - 60km; trên sông Cổ Chiên xâm nhập đến xã Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày Bắc), Hưng Khánh Trung A (Chợ Lách) cách cửa sông 57 - 59km. Cấp độ rủi ro thiên tai do mặn xâm nhập cấp độ 2.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nguyễn Khánh Hoan đánh giá, hiện độ mặn trên địa bàn tỉnh lên rất cao, vượt hơn năm 2015-2016. Thời điểm mùng 1 Tết 2016, tại Mỹ Hóa 3,4 ‰ nhưng hiện tại Mỹ Hóa đo được 4,4 ‰. Với số liệu này cho thấy, nước mặn vô sớm 1 tháng rưỡi so với đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016. Hiện nay, Nhà máy nước Sơn Ðông (TP. Bến Tre) và An Hiệp (Châu Thành) không lấy nước từ sông mà đang bơm lấy nước ngọt từ trạm Cái Cỏ (Tân Phú, Châu Thành) để cung cấp cho người dân.

Theo dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, trong những tháng tiếp theo mùa khô 2019-2020, dòng chảy từ thượng lưu sông Mekong về đồng bằng có khả năng ở mức thấp kỷ lục do đó tình hình mặn xâm nhập sẽ tiếp tục diễn biến rất nghiêm trọng, gay gắt, mặn xâm nhập trên diện rộng và kéo dài. Trong đó, tỉnh được dự báo sẽ gặp khó khăn về nguồn nước ngọt ngay từ tháng 1-2020.

Khẩn trương ứng phó

Sau khi cảnh báo của ngành chức năng từ tháng 8-2019, chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh thường xuyên đo độ mặn trên các sông, kênh và chia sẻ trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo…; chủ động trữ nước mưa, nước ngọt. “Gần tuần lễ nay, rất nhiều hộ dân đã chủ động liên hệ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để hỏi thăm và mua dụng cụ đo độ mặn. So với năm 2015-2016, người dân đã có động thái cảnh giác rất tốt”. ông Nguyễn Khánh Hoan cho hay.


Người dân trữ nước ngọt sẵn sàng ứng phó mùa khô. Ảnh: Phan Hân

Tại vùng nhạy cảm trồng cây ăn trái như Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, người dân đã thuê thợ khoan giếng sâu trên 100m để chuẩn bị nguồn nước phục vụ tưới tiêu khi hạn mặn xuất hiện. Hiện nay, đa số hộ dân có ý thức chủ động ứng phó, phòng chống mặn. Tại Chợ Lách, sau thiệt hại nặng nề do mặn xâm nhập vào năm 2016, nhận thức của người dân đã có những chuyển biến, tuy nhiên do tình hình mặn năm nay diễn biến khó lường nên huyện sẽ đứng trước nhiều nguy cơ.

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách TS. Bùi Thanh Liêm, địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới vào mùa khô năm 2020, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ hoa kiểng Tết. Khả năng các giải pháp ứng phó mặn xâm nhập hiện tại như đóng nắp cống, trữ nước ngọt trong kênh mương có nguy cơ không đạt hiệu quả do nước nguồn đang thiếu làm cho độ mặn xâm nhập có nguy cơ hòa tan, thấm vào đất gây ảnh hưởng nặng.

Nhằm tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó phù hợp với dự báo tình hình nguồn nước, mặn xâm nhập có nguy cơ diễn biến hết sức bất lợi, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã đề nghị các ngành có liên quan và địa phương khẩn trương, chủ động tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh trong công tác phòng chống, ứng phó mặn xâm nhập mùa khô năm 2019-2020.

Trong đó, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện ngay việc đắp đập thời vụ ngăn mặn cục bộ đối với những khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra, rà soát hệ thống bờ bao cục bộ để kịp thời phát hiện và sửa chữa, khắc phục ngay những vị trí không đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt; khuyến cáo người dân sử dụng tiết kiệm nước, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, mặn xâm nhập: đắp đập tạm, bờ bao cục bộ… để ngăn mặn, trữ ngọt.

Theo Phó chủ tịch UBND huyện Chợ Lách Phạm Anh Linh, huyện tuyên truyền cho người dân nguyên tắc cơ bản nhất hiện tại là phải tuyệt đối tuân thủ, không được tưới trước khi đo độ mặn. Về giải pháp lâu dài cho mùa khô năm nay là phải trữ nước để bảo vệ sản xuất.

Ông Nguyễn Khánh Hoan đặc biệt lưu ý, các huyện khu vực thượng nguồn (Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc…) tổ chức đo kiểm tra độ mặn khi có diễn biến gay gắt để kịp thời khuyến cáo người dân lấy nước tưới cho phù hợp, hạn chế xảy ra thiệt hại; chỉ đạo đài truyền thanh của địa phương thường xuyên cập nhật, thông tin về diễn biến tình hình mặn xâm nhập để người dân biết, ứng phó; chuẩn bị phương án huy động phương tiện của các doanh nghiệp, người dân: xà lan, ghe, xe các loại… để vận chuyển nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

“Sắp tới, Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tham mưu Ban chỉ huy đi thực tế các huyện để kiểm tra việc ứng phó của người dân, đặc biệt vùng nước ngọt (do chưa có nhiều kinh nghiệm) để kịp thời có những chỉ đạo thực hiện ứng phó hiệu quả trước nguy cơ tình hình mặn xâm nhập tăng cao đột ngột. Trước nguy cơ thiệt hại do măn xâm nhập, chính quyền địa phương và người dân phải chủ động tăng cường cảnh giác, khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó”, ông Nguyễn Khánh Hoan lưu ý.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nguyễn Khánh Hoan cho biết: Tài khoản Thông tin phòng chống thiên tai tỉnh Bến Tre trên facebook là trang thông tin chính thống do Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh quản lý theo đề nghị của Tổng cục Phòng chống thiên tai. Trang cập nhật liên tục thông tin mới về tình hình hạn mặn, chính quyền địa phương, người dân có thể truy cập để chủ động lấy, trữ nước vào thời điểm thích hợp phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 13/12/2019
Phan Hân - Thanh Ðồng
Môi trường

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 10:32 12/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/05/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 16:11 14/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 16:11 14/05/2024

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 16:11 14/05/2024

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:11 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 16:11 14/05/2024