Bền vững sản xuất lúa - tôm

Những năm gần đây, nông dân xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) thực hiện rất hiệu quả mô hình tôm - lúa nhờ sự đầu tư hiệu quả hệ thống thuỷ lợi với 4 trạm bơm, các kênh thuỷ lợi được nạo vét thường xuyên, qua đó chủ động được nước phục vụ tốt cho sản xuất.

Bền vững sản xuất lúa - tôm
Nông dân ấp Ông Muộn gieo sạ vụ lúa trên đất nuôi tôm.

 Nhờ vậy, vụ lúa vừa qua, vào thời điểm mưa lớn kéo dài, trong khi tại nhiều địa phương khác lúa bị ngập úng nhưng nông dân Lý Văn Lâm không bị thiệt hại nào đáng kể, năng suất lúa trung bình đạt 5,2 tấn/ha.

Khẳng định hiệu quả

Từng được coi là ấp khó khăn nhất xã với việc trồng lúa 2 vụ không hiệu quả, nhưng từ khi chuyển sang sản xuất lúa - tôm, đời sống kinh tế nông dân ấp Ông Muộn ngày càng khấm khá hơn.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm Mạc Ngọc Truyền tự hào: “Nhờ lúa - tôm mà nông dân ấp Ông Muộn giờ khá lên, những căn nhà tường khang trang mới cất này phần lớn là của thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp và thuỷ sản Ông Muộn. Nông dân trước còn e ngại nhưng giờ rất quyết tâm thực hiện mô hình này”.

Trước đây khi làm lúa 2 vụ năng suất thấp, thêm vào đó là canh tác theo kiểu “tự sản, tự tiêu” nên giá cả đầu ra không ổn định, lại bị thương lái ép giá nhưng giờ đã khác.

Ông Nguyễn Thanh Hợp, ấp Ông Muộn, phấn khởi cho biết: “Vụ lúa vừa rồi của tôi tính trung bình cũng đạt gần 6 tấn/ha, đầu ra rất ổn định vì có HTX thu mua, không bị ép giá như trước đây. Nhờ có hệ thống thuỷ lợi khép kín nên mình chủ động được nước, vụ này mới xuống giống và tình hình thấy rất khả quan, mạ đang phát triển tốt”.

Nói về hình thức canh tác một vụ lúa một vụ tôm, ông Hợp hào hứng: “Mô hình này cả tôm và lúa đều cho hiệu quả tốt. Lúa trồng trên đất nuôi tôm được thu mua giá cao hơn so với vùng chuyên lúa, đặc biệt là lúa rất ít sâu bệnh nên chi phí sản xuất, phân bón thấp, lợi nhuận cao hơn”.

“Mô hình lúa - tôm được người dân rất ủng hộ nên họ tuân thủ tốt lịch thời vụ do ngành chức năng khuyến cáo cũng như kỹ thuật rửa mặn nhằm đảm bảo đủ điều kiện xuống giống vụ lúa”, ông Mạc Ngọc Truyền cho biết. 

Phó chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm Trần Quyết Toán thông tin: “Những năm gần đây, nhờ được đầu tư 4 trạm bơm nên nông dân chủ động được nguồn nước, đợt mưa lớn vừa qua chỉ có vài héc-ta bị ngập nhưng thiệt hại không đáng kể. Nông dân đang gieo sạ lúa trên đất nuôi tôm, dự kiến đến cuối tháng 9 sẽ đạt 100% diện tích theo kế hoạch với 180 ha”.

Phát huy kinh tế tập thể

Để đẩy mạnh hiệu quả sản xuất, xã Lý Văn Lâm phát triển mạnh kinh tế tập thể với việc thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp Lý Văn Lâm và HTX Dịch vụ nông nghiệp và thuỷ sản Ông Muộn. Đây là những đơn vị bao tiêu sản phẩm cũng như chủ động tìm thị trường tiêu thụ cho thành viên HTX và các thành viên liên kết sản xuất.

Dù chỉ được thành lập hơn 1 năm, nhưng HTX Dịch vụ nông nghiệp và thuỷ sản Ông Muộn đã phát huy hiệu quả với việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài tỉnh.

Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp và thuỷ sản Ông Muộn Nguyễn Văn Tiếp cho biết: “Hiện HTX có 7 thành viên chính thức và trên 20 thành viên liên kết, đảm bảo bao tiêu đầu ra sản phẩm lúa cho nông dân tham gia chuỗi liên kết. Chúng tôi xây dựng thương hiệu gạo sạch của HTX nhằm nâng cao giá trị sản phẩm khi bán đến tay người tiêu dùng. Hiện tại, thương hiệu gạo của HTX cũng đã được giới thiệu và bán đến thị trường TP Hồ Chí Minh, khách hàng đánh giá rất cao. Chúng tôi đang tiếp tục cải tiến mẫu mã, đầu tư trang thiết bị hiện đại để đóng gói và bảo quản sản phẩm tốt hơn, hy vọng thời gian tới thị trường tiêu thụ sẽ mở rộng hơn”.

Hiện tại, HTX Dịch vụ nông nghiệp và thuỷ sản Ông Muộn đã đầu tư máy gặt với mục tiêu không chỉ phục vụ cho thành viên HTX mà cả nông dân trên địa bàn xã.

“Hiện chúng tôi tiếp tục củng cố và hỗ trợ các HTX trên địa bàn xã hoạt động thuận lợi, hiệu quả hơn. Khuyến khích nông dân canh tác lúa đạt chuẩn VietGAP, đặc biệt là khu vực quy hoạch sản xuất lúa - tôm. Ngoài hệ thống thuỷ lợi thì tăng cường phối hợp mở các lớp tập huấn kỹ thuật giúp nông dân có kiến thức trong việc nuôi tôm cũng như trồng lúa sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường hiện nay”, ông Trần Quyết Toán thông tin thêm.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 24/09/2019
Đặng Duẩn
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 14:23 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 14:23 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 14:23 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:23 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 14:23 19/04/2024