Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
Biểu hiện tôm khỏe mạnh (Control group) và tôm bị bệnh do virus DIV1 gây ra (Challenge group). Ảnh: Qiu & cs., 2017

Tôm bị bệnh lờ đờ, mất khả năng bơi, ở giai đoạn cuối thường chìm xuống đáy và chết, tôm chết hàng ngày, tỷ lệ chết lũy kế trong ao có thể lên tới 80%. Trên tôm thẻ chân trắng, dấu hiệu lâm sàng của tôm bị nhiễm DIV1 không điển hình, bao gồm các dấu hiệu: cơ thể có màu hơi đỏ, gan tụy teo và nhạt màu, dạ dày và ruột rỗng. Vì vậy dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên việc chẩn đoán lâm sàng chỉ có tính hỗ trợ định hướng trong quá trình chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.

Bệnh do DIV1 đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin để phòng bệnh. Để phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi thương phẩm, cần thực hiện các biện pháp tổng hợp theo quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và một số nội dung chính sau đây:

- Không khuyến cáo nuôi ghép các loài giáp xác khác vì sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền DIV1. Có thể nuôi tôm với một số lượng nhỏ cá để loại bỏ những tôm bị bệnh.

- Xử lý ao sau mỗi vụ nuôi: Toàn bộ bùn đáy ao, chất thải trong quá trình nuôi phải được thu gom, đưa ra ngoài khu vực nuôi để phơi khô. Đối với ao phủ bạt, rửa sạch bằng nước ngọt, phơi khô và khử trùng bằng nước, vôi, hóa chất;

- Xử lý nước ao nuôi: Khử trùng bằng Chlorine nồng độ từ 15-30 ppm hoặc bằng các hóa chất khác tương đương;

- Con giống: Chọn con giống đảm bảo đã được kiểm dịch;

- Nguồn nước nuôi phải được khử trùng; bờ ao phải được quây lưới chắn giáp xác; có biện pháp xua đuổi chim cò tự nhiên; khử trùng dụng cụ ngay sau khi sử dụng;

- Tuyệt đối không san thưa tôm từ ao bệnh sang ao khác, tránh làm lây nhiễm bệnh từ ao này sang ao khác.

- Xây dựng và triển khai giám sát lưu hành bệnh tại cơ sở theo hướng dẫn tại Công văn số 431/TY-TS ngày 18/3/2019 của Cục Thú y.

- Khi phát hiện tôm nuôi có dấu hiệu của bệnh do DIV1 hoặc tôm chết bất thường, chủ cơ sở khai báo với cơ quan thú y địa phương tiến hành thu mẫu tôm và gửi tới phòng xét nghiệm của Chi cục CNTY; đồng thời để được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

- Trường hợp dương tính với vi rút DIV1 phải thực hiện xử lý ổ dịch theo quy định. Xử lý ổ dịch phải đảm bảo: Toàn bộ dụng cụ, phương tiện chứa đựng, vận chuyển, bể nuôi,.. phải được khử trùng bằng chất sát trùng và phương pháp phù hợp; nước trong ao bệnh phải được xử lý bằng Chlorine nồng độ 30 ppm; Ngâm trong 5 ngày trước khi xả ra ngoài môi trường; các chất cặn bã, bùn đáy ao,.. trong quá trình nuôi phải được thu gom và xử lý tại khu vực riêng.

Đăng ngày 30/06/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:41 30/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Tôm bị đen mang: Nguyên nhân và hướng xử lí

Bệnh đen mang là tên gọi chung cho hiện tượng mang của tôm nuôi chuyển từ màu trắng trong bình thường sang màu đen hoặc nâu đen do các tác nhân sinh hóa khác nhau. Tuy không còn xa lạ gì với bà con nuôi tôm nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh đen mang sẽ gây ra các loại bệnh nặng khác như: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng,…

Tôm đen mang
• 10:35 20/06/2024

Nỗi lo trong nuôi tôm: Bệnh phân trắng

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các bệnh tật ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của tôm. Một trong những bệnh phổ biến và gây nhiều khó khăn cho người nuôi là bệnh phân trắng. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh phân trắng ở tôm, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cho đến các giải pháp hiện đại hóa trong việc xử lý bệnh.

Tôm bị bệnh phân trắng
• 11:07 02/07/2024

Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
• 11:07 02/07/2024

Đường ruột tôm khoẻ, chìa khoá thành công cho nuôi tôm công nghệ cao

Đường ruột tôm thẻ chân trắng cùng với gan, là cơ quan quan trọng nhất, để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:07 02/07/2024

Cần chuẩn bị gì cho nước ao sang tôm

Đối với nuôi tôm hai hoặc 3 giai đoạn, quá trình sang tôm được ưu tiên chú ý nhất. Để chuẩn bị cho tôm một môi trường sống mới, hay cfon gọi là ao nuôi mới ở giai đoạn tiếp theo. Nước ở ao nuôi cần được chuẩn bị kỹ và phù hợp với điều kiện môi trường khu vực nuôi để tránh làm tôm bị sốc.

Ao nuôi tôm
• 11:07 02/07/2024

Tại sao tôm sử dụng kháng sinh lại bị ép giá?

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng tôm có kháng sinh bị ép giá. Đây không chỉ là vấn đề của người nuôi tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến cả ngành xuất khẩu tôm của nước ta. Vậy tại sao tôm có kháng sinh lại bị ép giá? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.

Tôm thẻ
• 11:07 02/07/2024
Some text some message..