Bệnh do vi khuẩn trên cá ngựa nuôi thương phẩm

Nuôi cá ngựa thương phẩm luôn đối diện với nhiều nguy cơ về dịch bệnh. Đối tượng nuôi này lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và dịch bệnh. Do đó người nuôi cần hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và quản lý tốt các yếu tố môi trường cũng như các nguy cơ gây bệnh.

Cá ngựa.
Cá ngựa.

Dưới bài viết này, đề cập đến 2 bệnh phổ biến ở cá ngựa nuôi thương phẩm do vi khuẩn gây ra.

1. Bệnh co giật (Vibriosis)

Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Vibrio harveyi là vi khuẩn chính gây ra bệnh run giật trên cá ngựa, cũng như nhiều loại cá khác. Trong số các vi khuẩn gây bệnh ở cá biển, Vibrio spp. là một trong những nguyên nhân gây ra các thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Vi khuẩn này thường có mặt trong môi trường biển và bùng phát dịch bệnh xảy ra khi cá tiếp xúc với tác nhân gây bệnh hiện diện khi điều kiện môi trường bị suy thoái (Austin và Austin, 1993). Các nghiên cứu bệnh trên cá ngựa gần đây cho thấy Vibriosis gây chết với tỉ lệ hơn 90% (Alcaide và cs., 2001). Tác giả Ortigosa Moo và cs. (1989) cho rằng sự xuất hiện của Vibrio spp.  liên quan mật thiết với nhiệt độ môi trường nước.

Biểu hiện bệnh: Cá ngựa bị nhiễm bệnh có các biểu hiện xuất huyết ngoài; gan xuất huyết; tích tụ chất lỏng cổ trướng trong khoang ruột. Vibrio harveyi gây nên với các biểu hiện mòn vây, cụt đuôi, lở loét, xuất hiện nhiều đốm xuất huyết trên bề mặt cơ thể, xuất huyết dưới da và phần cơ.

Chúng thường xuất hiện khi môi trường nước xấu, cá ngựa bị sốc và thiếu dinh dưỡng (Glenn và cs., 2007). Khi nhiễm Vibrio, cơ thể cá ngựa trở nên bạc màu, lờ đờ, chán ăn, có các vết loét đỏ trên cơ thể (Bloch, 1790).

2. Bệnh thối mõm và đuôi (Snout and tail rot)

Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Costia spp. là tác nhân chính gây ra bệnh này trên cá ngựa. Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu chỉ ra rằng nấm Saprolengia spp. gây ra. Bệnh do nhiễm nấm mõm sẽ có màu hồng hoặc nhiễm vi khuẩn mõm sẽ có màu trắng.

Về vi khuẩn Costia spp. có rất ít hoặc hiếm các tài liệu đề cập đến loại vi khuẩn này. Nhưng đối với lại nấm Saprolengia spp.  lại được nhắc đến khá nhiều. Saprolegnia là một chi của nấm mốc nước thường được gọi là “khuôn bông” vì các mảng xơ trắng hoặc xám đặc trưng mà chúng hình thành.


Ảnh minh họa cá bị thối mõm và thối đuôi trên cá ngựa. (Ảnh: Will Wooten)

Biểu hiện bệnh: Triệu chứng đầu tiên khi cá ngựa nhiễm bệnh là cơ thể biến đổi màu sắc bất thường, sưng ở mõm và đuôi; biếng ăn; hoạt động bơi bất thường, lờ đờ; thờ ơ; Sau đó, đầu mõm bị viêm và xói mòn (hình 2). Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, phần miệng của cá ngựa có thể bị phá hủy đến mức không thể ăn. Điều này gây ra cái chết cho cá ngựa. Nguy hiểm hơn có thể bị nhiễm từng gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Phòng và trị bệnh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các bệnh trên cá ngựa loại này có liên quan mật thiết với môi trường và tình trạng stress của cá. Chất lượng nước đi xuống và tình trạng stress của cá tăng cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh bùng phát. Cá ngựa là loại đặc biệt nhạy cảm với các tác động của môi trường, do đó, người nuôi cần nghiêm túc và đều đặn kiểm tra môi trường nước nuôi, quản lý các yếu tố môi trường tốt nhất để phòng tránh dịch bệnh.

Khi phát hiện bệnh cần chách ly cá nhiễm bệnh. Cải thiện môi trường bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học (Bacillus spp.) hoặc sử dụng tia cực tím và ozon.

Đăng ngày 21/12/2020
Mạnh Kha @manh-kha
Dịch bệnh

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 13:31 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 13:31 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 13:31 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 13:31 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:31 12/12/2024
Some text some message..