Bệnh Hoại tử gan tụy cấp: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hội chứng Tôm chết sớm xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND: Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease) do Vibrio parahaemolyticus mang gen pirA và PirB gây ra. Với căn bệnh nguy hiểm này, người nuôi tôm cần tích cực phòng ngừa ngay từ đầu để tôm có sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh và phát triển tốt.

Ems trên tôm
AHPND ở tôm thẻ chân trắng, màu sắc gan tụy nhạt so với tôm bình thường (trên cùng).

AHPND được ghi nhận đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2009 nhưng chưa được người nuôi chú ý đến. Đến năm 2011 bệnh trở nên trầm trọng hơn ở những trang trại nuôi trên 5 năm và gần biển. Ở Malaysia, AHPND được báo cáo đầu tiên vào cuối năm 2010 tại hai bang Pahang và Joho sau đó lan rộng sang các vùng khác. Ở Thái Lan, bệnh xuất hiện ở hai tỉnh phía đông vịnh Thái Lan năm 2012. Ở Mexico và Philippines bệnh được ghi nhận vào năm 2013. Riêng ở Việt Nam, AHPND được ghi nhận từ năm 2010 nhưng mức độ thiệt hại được ghi nhận nhiều nhất vào năm 2011 và 2012. 

Cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng đều có thể mắc phải AHPND. Tác nhân gây AHPND là vi khuẩn Gram âm Vibrio parahaemolyticus mang gen pirA và PirB phá vỡ cấu trúc bình thường của gan tụy dẫn đến hoại tử và mất chức năng. Điều này gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi tôm lẫn ngành thủy sản của nhiều nước.

Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ và độ mặn trong ao nuôi tăng cao là điều kiện thuận lợi để AHPND bùng phát. Tôm có thể bị nhiễm bệnh trong suốt chu kỳ nuôi nhưng tập trung nhiều ở giai đoạn 10 – 45 ngày thả nuôi. Biểu hiện thường được nhìn thấy trên tôm là ruột rỗng không có thức ăn. Tôm bệnh có dấu hiệu giảm ăn, dấu hiệu bệnh lý ở giai đoạn đầu thường không rõ hoặc biểu hiện màu sắc khác thường ở gan tụy. Giai đoạn sau biểu hiện rõ bằng bỏ ăn, ruột rỗng, hoạt động kém, gan tụy nhạt màu, teo, dai, dấu hiệu khác cũng được ghi nhận là hiện tượng mềm vỏ.

Vì bệnh diễn biến rất nhanh và gây tỷ lệ chết cao (80 – 90% trong vòng 3 – 5 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu gan tụy teo và nhạt màu) nên người nuôi tôm cần thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm nuôi, đặc biệt là quan sát màu sắc, kích thước khối gan tụy và tình trạng đường ruột của tôm nuôi nhằm sớm phát hiện bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm tối đa thiệt hại. Để xác định chính xác AHPND cần quan sát các dấu hiệu bệnh lý kết hợp với xét nghiệm bằng phương pháp PCR trên tôm giống và kể cả tôm nuôi thương phẩm khi nghi ngờ.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là kiểm soát từ con giống không nhiễm Vibrio parahaemolyticus AHPND để loại yếu tố nguy cơ ngay từ ban đầu. Nên có giai đoạn ương, chăm sóc tốt và kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm ương trước khi chuyển ra ao nuôi đến cỡ thu hoạch. Bước cải tạo ao cũng quan trọng, cần loại bỏ triệt để mầm bệnh còn lưu giữ từ vụ nuôi trước. Trong quá trình nuôi cần quản lý tốt chất lượng nước và thức ăn, tăng cường sức đề kháng cho tôm. Trong nuôi thâm canh và siêu thâm canh thường xuyên xy phông loại bỏ cặn bã hữu cơ trong ao và luôn có dự trữ một lượng nước sạch đủ lớn, đã được diệt khuẩn để cấp vào ao nuôi khi cần thiết. Áp dụng triệt để an toàn sinh học để tránh bệnh lây lan từ ao này sang ao khác cũng như từ trại này sang trại khác trong vùng nuôi.


Tăng đề kháng cho tôm qua nguồn thức ăn chất lượng giúp bà con có những vụ mùa thắng lợi.

Người nuôi cũng cần định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh, Vitamine C và các hợp chất làm tăng cường miễn dịch cũng như bổ trợ gan. Không cho thức ăn thừa hoặc cắt giảm thức ăn khi tôm có dấu hiệu bất thường. Trường hợp biểu hiện rõ dấu hiệu bất thường trên gan tụy (gan nhạt màu, teo) có thể ngưng cho ăn 1-2 ngày. Đặc biệt, tránh lạm dụng kháng sinh vì có thể dẫn đến hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh và quan trọng hơn là tình trạng tồn lưu kháng sinh trong tôm dẫn đến khó khăn khi tiêu thụ hoặc xuất khẩu.


Sản phẩm thức ăn chức năng Super Shield từ Grobest giúp tăng cường sức đề kháng được xem là lựa chọn hàng đầu của chuyên gia và người nuôi tôm trong việc phòng ngừa AHPND.

Super Shield là dòng sản phẩm thức ăn chức năng được nghiên cứu, phát triển và phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Grobest Việt Nam (Grobest). Theo công bố, Super Shield chứa hàm lượng protein tối thiểu 43%, tổ hợp hoàn chỉnh 10 axit amin và peptides, chất phụ gia nguồn gốc tự nhiên với công thức độc quyền của Grobest, tăng thêm coenzyme. Nhờ đó, Super Shield giúp cơ thể tôm sản sinh các enzym tiêu hóa tăng khả năng miễn nhiễm, bảo vệ đường ruột và tăng sức kháng bệnh. Đặc biệt, loại thức ăn chức năng này của Grobest còn giúp tăng cường chức năng gan tuỵ, bảo vệ tôm khỏi các tác nhân có thể làm rối loạn chức năng gan tụy như vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
Đăng ngày 24/05/2021
Grobest Việt Nam
Doanh nghiệp

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 11:48 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 08:11 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 08:11 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 08:11 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 08:11 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 08:11 25/11/2024
Some text some message..