Bệnh phổ biến trên cá cảnh nước ngọt

Tìm hiểu, chuẩn bị trước các kiến thức cần thiết trước khi nuôi cá cảnh giúp người nuôi tiết kiệm được chi phí cũng như có biện pháp chữa trị kịp thời giúp vật nuôi của mình khỏe mạnh và gia tăng được tuổi thọ.

Cá cảnh
Cá vàng là loài cá thông dụng trong nuôi cá cảnh. Ảnh: Wiki Cá cảnh

Giun mỏ neo

“Giun mỏ neo” thực chất không phải là một loại giun mà là loài giáp xác (Lernaea sp.) sống ký sinh trên cá nước ngọt - kể cả cá cảnh, vốn được nuôi trong điều kiện đặc biệt. 

Giun mỏ neoGiun mỏ neo trên cá

Giun mỏ neo sống bám trên bề mặt da cá, chúng vùi đầu vào bên trong cơ thể cá để hút dưỡng chất (máu) từ vật chủ. Chúng được tìm thấy phổ biến ở cá vàng và cá koi. 

Các triệu chứng của giun mỏ neo 

Nếu cá của bạn có giun mỏ neo, các dấu hiệu phổ biến mà bạn sẽ thấy trên cá là vảy đỏ và bị viêm tại vùng có “giun” ký sinh. Khi bị ký sinh cá có xu hướng cọ sát cơ thể vào các vật trong bể hoặc quậy nước - đây là hành vi thể hiện sự khó chịu của cá và chúng muốn loại bỏ loài ký sinh trùng này. 

Nếu nhìn gần, có thể thấy cơ thể của ký sinh trùng đang vươn ra, đó là bộ phận sinh sản của chúng. Cơ thể của giun mỏ neo sẽ giống như sợi chỉ xanh trắng mắc vào cá của bạn.  

Điều trị giun mỏ neo 

Đối với cá trưởng thành, giun mỏ neo thường có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách kéo chúng ra khỏi cơ thể cá.  Tốt nhất, sau đó bạn nên làm sạch toàn bộ bể để loại bỏ trứng, ấu trùng hoặc ký sinh trùng còn sót trong bể. 

Nên ngâm cá với nước muối trong thùng riêng trong vài phút. Về cơ bản, liều sử dụng từ 15 đến 20 miligam muối cho mỗi lít nước. Ngâm cá trong vòng 10 đến 45 phút, tùy thuộc vào kích thước của cá và tình trạng sức khỏe của nó. Nếu là cá nhỏ hoặc yếu, nên cho chúng tiếp xúc với nước lợ tối đa là 10 phút. 

Đối với cá nhỏ, hoặc cá bị mắc ký sinh trùng quá nhiều, bạn có thể tham khảo đến các phương pháp sử dụng thuốc ngâm và rửa hồ (với liều dùng theo khuyến cáo và dựa vào tình trạng sức khỏe của cá). 

Nhiễm khuẩn 

Không chỉ riêng các loài cá được nuôi thương phẩm, cá cảnh vẫn có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhiễm trùng (nhiễm khuẩn) thường xảy ra sau khi cá bị thương ở một phần bất kỳ trên cơ thể. Một loại vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng thường gặp phải là Aeromonas salmonicida.

Nhiễm khuẩnNhiễm khuẩn trên cá

Nguyên nhân lớn dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn là do chất lượng nước kém và chế độ ăn uống kém. Điều này có thể gây căng thẳng cho cá dẫn đến hệ thống miễn dịch kém hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây nhiễm vi khuẩn xâm nhập. 

Dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn 

Nếu cá bị nhiễm trùng do vi khuẩn, thì đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất mà bạn sẽ thấy: đốm đỏ trên cơ thể, loét trên mang, sưng bụng, … 

Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn 

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc chuyên dụng để điều trị, tuy nhiên phải đảm bảo liều dùng và chủng loại phù hợp với các khuyến cáo và tình trạng sức khỏe hiện tại của cá.  

Cá mặc bệnh cần được chuyển đến bể cách ly trước khi điều trị.  Và tiến hành vệ sinh bể rước khi thả cá trở lại.  

Bệnh táo bón 

Dường như chúng ta chưa hoặc ít khi nghe qua căn bệnh này ở cá. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ rằng, nếu cá của bạn không thể bài tiết được phân đúng cách, chúng cũng sẽ nhanh chóng bị táo bón. Điều này có thể khiến cá bị ốm nặng và có thể chết. 

Có hai nguyên nhân chính gây táo bón ở cá: là do chế độ ăn uống không phù hợp hoặc chúng đang bị nhiễm ký sinh trùng 

Các triệu chứng của bệnh táo bón ở cá 

Nếu cá bị táo bón, bạn có thể thấy bụng của chúng chướng lên. Táo bón có thể khiến cá tiến triển các bệnh bàng quang nên bạn sẽ thấy khả năng bơi/nổi của cá không bình thường. 

Điều trị táo bón ở cá 

Một trong những cách đơn giản nhất để điều trị cá bị táo bón là tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn và tẩy giun cho cá. Bạn nên thay đổi khẩu phần ăn cho cá, tăng cường thức ăn thô, thực phẩm sống như sâu bọ, đậu Hà Lan, rau bina... Nếu là thức ăn khô thì trước khi cho ăn nên ngâm nước cho mềm để giúp cá tiêu hóa tốt hơn. 

Một cách khác để điều trị táo bón là bổ sung muối Epson vào bể chứa của bạn. Thêm 1 đến 3 thìa cà phê muối cho mỗi 5 lít nước sẽ hữu ích. Muối Epson sẽ hoạt động như một chất làm giãn cơ và giúp chúng có thể đi vệ sinh dễ dàng hơn. 

Sán lá

Sán là loại ký sinh trùng bên ngoài mà cá có thể mắc phải. Hầu hết các loại sán sẽ ký sinh trong mang cá. Hai loại sán phổ biến nhất được nhìn thấy ở cá là Dactylogyrus Gyrodactylus.ills. Sán cá thường có thể xâm nhập vào bể từ một con cá khác bị nhiễm sán. 

Sán láSán lá

Các triệu chứng của sán 

Sán sẽ bám vào mang và da cá dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn. 

Điều trị sán 

Hiện nay, thuốc trị sán hiệu quả nhất là Praziquantel (sử dụng theo liều dùng khuyến cáo và phù hợp với tình trạng sức khỏe của cá). Sau khi điều trị sán, bạn có thể điều trị vết thương do chúng để lại trên cá bằng thuốc kháng sinh. 

Bệnh vây kẹp 

Giống như tên gọi, bệnh vây kẹp xảy ra khi vây cá bị kẹp gần cơ thể của chúng. Hầu hết các loài cá khi mắc bệnh sẽ ôm vây rất gần cơ thể nếu điều kiện nước phù hợp. Bệnh vây kẹo cũng có thể do các ký sinh trùng bên ngoài gây ra. 

Các triệu chứng của vây kẹp 

Cá bị tình trạng vây kẹp có thể dễ dạng nhận thấy, bởi tình trạng vây ôm gần sát cơ thể, cá bơi không linh hoạt, lờ đờ. 

Điều trị bệnh vây kẹp 

Khi bắt gặp cá bị bệnh vây kẹp, trước tiên bạn hãy kiểm tra điều kiện nước trong bể. Ngoài ra, hãy tìm kiếm xem có bất kỳ loài ký sinh trùng nào xuất hiện bên trên bề mặt cơ thể cá hay không. Nếu bạn nhìn thấy bất kỳ loài ký sinh trùng nào, bạn sẽ cần phải loại bỏ chúng theo cách thủ công (nghĩa là bắt chúng ra khỏi vật chủ). Sau đó hãy tiến hành dọn vệ sinh bể nuôi theo các cách vệ sinh thông thường và sát trùng bể. 

Nấm

Cá nước ngọt có thể bị nhiễm 2 loại nấm phổ biến sau: Saprolegnia và Ichthyophonus hoferi  

NấmNấm trên cá

Các triệu chứng của nhiễm nấm 

Nhiễm nấm có thể gây tổn thương các cơ quan nội tạng. Các dấu hiệu thường thấy ở cá bị nhiễm nấm là sự xuất hiện của các mảng bông màu xám trên da, mang, vây và xung quanh mắt. 

Nguyên nhân của nhiễm nấm 

Nhiễm nấm là do điều kiện nước nuôi không sạch, chất hữu cơ chết và thối rữa trong bể. 

Điều trị nhiễm nấm 

Điều đầu tiên bạn cần làm để điều trị nhiễm nấm ở cá là vệ sinh bể ngay lập tức. Sau đó, sử dụng thuốc tím cho vào nước để đảm bảo rằng bạn đã loại bỏ mọi mầm bệnh bên trong bể. Sau khi làm sạch hoàn toàn bể cá bạn có thể hòa AIP Fungus Cure vào nước theo liều khuyến nghị. 

Bệnh “lỗ loét trên đầu” hay còn gọi là “thủng đầu”

Bệnh lỗ loét trên đầu cá cảnh thường rất dễ phát hiện, biểu hiện là đầu cá có những vết lõm nhỏ dọc theo đường bên của cá cảnh.

Cá thủng đầuBệnh lỗ loét trên đầu ở cá

Các triệu chứng của bệnh lỗ loét ở đầu 

Nếu cá xuất hiện dầu hiệu của bệnh, điều đầu tiên là bạn sẽ bắt đầu thấy những vết lõm nhỏ trên da của chúng. Ban đầu chỗ lõm nhẹ và sau đó sẽ nhanh chóng loang rộng ra và lây lan. Một số cá bị bệnh này sẽ bỏ ăn. 

Nguyên nhân của bệnh 

Lỗ loét ở đầu là do một sinh vật đơn bào gọi là Hexamita gây ra. Đây là một bệnh phổ biến ở cá dĩa. Một nguyên nhân khác được cho là sự thiếu hụt các khoáng chất trong nước do sử dụng nước quá tinh khiết hoặc sử dụng quá nhiều than hoạt tính. 

Điều trị bệnh 

Cách tốt nhất để điều trị là cách ly và điều trị bằng API General Cure theo liều lượng khuyến cáo. 

Đăng ngày 28/02/2023
Mạnh Kha @manh-kha
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng

Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn tôm.

Tôm bị EHP
• 11:10 13/09/2024

Ao tôm bị nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền là một loại nấm hại phổ biến trong ao nuôi tôm, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tôm và hiệu quả nuôi trồng. Đây là loại nấm phát triển trên bề mặt ao, hình thành các đốm tròn giống như đồng tiền. Khi nấm đồng tiền phát triển mạnh, chúng có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường ao và tôm nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:00 04/09/2024

Quản lý nấm đồng tiền trong ao tôm

Kiểm soát và xử lý tình trạng nấm đồng tiền xuất hiện trong ao canh tác luôn là thách thức đối với người nuôi bởi không chỉ làm tôm bị bệnh, khiến chất lượng tôm suy giảm, nấm đồng tiền còn bám vào các thiết bị trong ao nuôi như quạt, vỉ ôxy,…gây khó khăn cho việc xử lí và khiến tôm nuôi mắc nhiều bệnh hơn.

Nấm đồng tiền
• 11:47 16/08/2024

Đại dịch phân trắng trên tôm thẻ chân trắng

Năm 2023, cả nước nuôi tôm nước lợ 737.000 ha, cơ bản không tăng so với năm 2022 (Diện tích tôm sú 622.000 ha, tôm thẻ chân trắng 115.000 ha).  Sản lượng 1.120.000 tấn (tăng 5,5% so với năm 2022), trong đó, tôm sú 274.000 tấn và tôm thẻ chân trắng hơn 845.000 tấn. Sản xuất tôm giống đạt khoảng 150 tỷ con (tôm thẻ chân trắng 108 tỷ con; tôm sú: 42 tỷ con).

Ao tôm
• 11:00 15/08/2024

Khám phá các quốc gia nhập khẩu tôm Indonesia nhiều nhất

Tôm từ lâu đã trở thành một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Indonesia, giúp quốc gia này khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi tôm cùng hệ thống công nghệ hiện đại, tôm Indonesia đang ngày càng chiếm lĩnh thị phần lớn tại nhiều quốc gia.

Tôm thẻ
• 12:51 15/09/2024

Xuất khẩu thủy sản phục hồi và tăng tốc

Đầu tháng 9, giá cá tra và tôm tiếp tục đà tăng so với tuần trước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 8 tăng 20%, cả 8 tháng đã tăng khá ấn tượng và kỳ vọng tăng tốc những tháng cuối năm.

Chế biến tôm
• 12:51 15/09/2024

Bất lợi doanh nghiệp: Chi phí vận chuyển tăng - Nhu cầu giảm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những biến động lớn, các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn. Theo báo cáo tài chính quý II, dù doanh thu của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, lợi nhuận lại không đạt kỳ vọng.

Tàu vận chuyển
• 12:51 15/09/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 12:51 15/09/2024

So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng

Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn tôm.

Tôm bị EHP
• 12:51 15/09/2024
Some text some message..