Bệnh xuất huyết trên cá tra và biện pháp phòng trị

Bệnh xuất huyết trên cá tra là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn với các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng, gây tỷ lệ tử vong cao. Dưới đây là kỹ thuật phòng trị bệnh xuất huyết trên cá tra.

bệnh xuất huyết trên cá tra
Lây lan dịch bệnh gây tổn thất lớn cho ngành nuôi cá tra. Ảnh: Tepbac.

Tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá tra

Tác nhân gây bệnh xuất huyết là các loài Aeromonas di động, bao gồm A. hydrophila, A. caviae, A. sobria.

Đặc tính chung của ba loài vi khuẩn này là di động nhờ có 1 tiên mao (hình 1). Vi khuẩn Gram âm dạng hình que ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,5 x 1,0-1,5 µm.

Aeromonas
Hình 1: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila có một tiên mao. Ảnh kính hiển vi điện tử (theo Bùi Quang Tề, 1998).

Dấu hiệu bệnh xuất huyết trên cá tra

Bệnh nhiễm trùng ở cá da trơn thường biểu hiện ở các dạng khác nhau:

- Hoại tử da và cơ: Đốm đỏ xuất huyết.

- Vây bị phá huỷ: Gốc vây xuất huyết, tia rách nát và cụt dần.

- Xoang bụng sưng to, các cơ quan nội tạng gan, thận bị xuất huyết và hoại tử (dịch hóa), ruột viêm và chứa đầy hơi.

Đối với từng loài cá có các dấu hiệu bệnh lý cụ thể như sau:

- Dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp. Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng. Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, có mùi hôi thối, trên vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh. Mắt lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần (hình 2).

- Giải phẫu nội tạng: Xoang bụng xuất huyết, mô mỡ cá ba sa xuất huyết nặng. Gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, ruột, dạ dày, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết. Có trường hợp cá ba sa 2 đoạn ruột lồng vào nhau. Xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn mùi hôi thối.

bệnh xuất huyết cá tra
Hình 2: A- Cá Tra giống bị bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla trên các vây xuất huyết; B- Cá tra hương bị bệnh xuất huyết; C- Cá Ba sa bị bệnh xuất huyết.

Phân bố và lan truyền bệnh xuất huyết trên cá tra

- Bệnh nhiễm trùng do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp di động thường gặp ở nhiều loài động vật thuỷ sản nước ngọt. Ở Việt Nam các loài cá nuôi lồng, bè và nuôi ao nước ngọt thường gặp bệnh đốm đỏ như: Cá Ba sa, Cá Tra nuôi bè, cá trê, cá nheo... Tỷ lệ tử vong ở cá da trơn thường từ 30-70% riêng ở cá giống (Cá Tra, Cá Ba sa, Cá Trê) có thể chết tới 100%.

- Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh phát nhiều vào mùa mưa 

Phòng và trị bệnh xuất huyết trên cá tra

Phòng bệnh xuất huyết trên cá tra

Quan trọng nhất không để cho cá bị sốc do môi trường thay đổi xấu: Nhiệt độ, oxy hoà tan, nhiễm bẩn của nước. Môi trường nước đảm bảo tốt cho đời sống của cá nuôi.

Đối với bè nuôi cá thường xuyên treo túi vôi, mùa xuất hiện bệnh 2 tuần treo một lần, mùa khác một tháng treo 1 lần. Vôi có tác dụng khử trùng và kiềm hoá môi trường nước. Lượng vôi tính trung bình 2 kg vôi nung/10m3. Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy.

Đối với các ao nuôi áp dụng tẩy dọn ao như phương pháp phòng tổng hợp. Cũng định kỳ mùa bệnh 2 tuần bón vôi xuống ao 1 lần, mùa khác bón 1 tháng 1 lần, liều lượng trung bình 2 kg vôi nung/100m3 nước. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm lượng vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh hoặc dùng thuốc phối chế KN - 04 -12, của Viện NCNTTS I và Ekvarin nano cho cá ăn phòng bệnh, định kỳ 1 tháng cho ăn một đợ 3 ngày liên tục, liều lượng như phần trị bệnh.

Trị bệnh xuất huyết trên cá tra

Có thể dùng một số thảo mộc có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu như sau:

+ Cá giống dùng phương pháp tắm thời gian 1 giờ.

- NANO TD-01C nồng độ 20-25 ppm (20-25ml/m3).

+ Cho cá ăn thuốc trộn với thức ăn viên. Cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày.

- Thuốc KN-04-12: liều dùng 4 g/1 kg cá/ngày.

- Thuốc NANO TD-01C: 0,1ml/1 kg cá/ngày

Đăng ngày 15/06/2022
Bùi Quang Tề @bui-quang-te
Dịch bệnh

Nuôi cá “3 không”, rủi ro khó lường

“3 không” là không có hợp đồng tiêu thụ, không biết bán cho ai, không biết giá bao nhiêu, từ đó người nuôi chỉ biết “trông chờ” vào vận may khi bán cá” - Phó Chủ tịch Hiệp hội thủy sản An Giang Lê Chí Bình chia sẻ.

Nuôi cá “3 không”, rủi ro khó lường
• 11:30 29/06/2018

"Tôi sợ sự giả dối truyền đến đời con cháu"

"Hậu quả của lối làm ăn chụp giật, giả dối này ghê gớm lắm. Tôi sợ nhất là nó truyền đời đến con cháu", nguyên Chủ tịch An Giang, ông Nguyễn Minh Nhị chia sẻ.

tuong dai ca basa
• 11:47 28/09/2016

Nuôi cá là... nuôi bệnh

Thả cá tra với mật độ dày trong khi quy trình nuôi không được cải thiện, chất lượng nước trong ao không được kiểm soát tốt sẽ là tiền đề cho dịch bệnh bùng phát.

cá tra chết
• 14:00 21/09/2015

Giá cá tại thị trường Mỹ đang tăng

Theo một số DN, giá cá tra tại thị trường Mỹ đã tăng khoảng 15 cent so với hồi đầu năm.

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra
• 15:00 05/05/2014

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 12:06 22/09/2023

Ký sinh trùng, nấm và những tác hại gây ra trên cá nước ngọt nuôi thâm canh

Các loài cá nước ngọt bản địa như cá rô đồng, cá lóc, sặc rằn, cá tra…được nuôi nhiều tại các tỉnh Miền tây như Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh hay các tỉnh Miền Đông như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước…

Cá lóc
• 15:28 28/08/2023

Các bệnh thường gặp trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer), là loài có giá trị kinh tế quan trọng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Úc, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan.

Cá chẽm
• 10:30 24/08/2023

Ảnh hưởng của vi bào tử trùng EHP lên tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, tình hình nhiễm vi bào tử trùng EHP trên tôm nước lợ ở một số vùng nuôi của tỉnh Kiên Giang đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh do vi bào tử trùng EHP không gây chết hàng loạt và có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế đối với nghề nuôi tôm vì mức độ phân cỡ và tiêu tốn nhiều thức ăn.

Tôm thẻ
• 12:18 22/08/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 22:31 30/09/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 22:31 30/09/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 22:31 30/09/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 22:31 30/09/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 22:31 30/09/2023