Bí ẩn của loài sam và máu sam “sát” độc tố

Tôm hùm vào tới nhà hàng phải trên 3 triệu đồng/kg. Sam 400.000 đồng/con. Thử “sáng tạo” ra món tiết canh sam coi sao, có khi ngon bổ rẻ hơn tiết canh tôm hùm cũng không chừng?

so biển
Con so biển đuôi tròn. Ảnh: TL

Sam giống cua mà không phải là cua. Nó chỉ giống ở chỗ cùng ngành động vật chân đốt (arthropoda). Họ hàng xa lắc. Sam quá già (động vật cổ còn sót lại). Cua còn trẻ. Loài, giống, bộ, họ, lớp đều khác nhau hết. Sam thuộc lớp merosmata, nghĩa là chân mọc ngay miệng (trời, chân kiểu này có dài cách mấy cũng xấu).

Sam Mỹ kiếm tiền tỉ

Dân Mỹ gọi sam là cua móng ngựa (horseshoe crab). Sam sống ở những vùng biển cạn, nơi mà mỗi mililít nước có cả tỉ vi khuẩn gram âm. Tại sao bị thương chúng không chết do nhiễm khuẩn? Không như loài có vú, sam thiếu hệ miễn dịch; do đó không thể tạo ra các kháng thể. Tuy nhiên, nó có một số các hợp chất có thể “trói” và làm bất hoạt vi khuẩn, nấm và virút. Hợp chất đó gọi tắt là LAL được xem là một phần trong hệ “miễn dịch” sơ khai đó. Bởi vậy có thể tìm thấy con sam mang nhiều vết sẹo mà vẫn sống tốt.

Ngành y dược dùng LAL trong máu sam để thử các loại thuốc chích, vắcxin xem có bị sót hoặc nhiễm độc tố của vi khuẩn gram âm gây nguy hiểm khi sử dụng không. Chính vì sam đẻ ra tiền, nên người ta mới có ý nghĩ bảo vệ sự sinh tồn của chúng.

Để không giết con vật lấy máu như các bợm nhậu làm tiết canh tôm, mỗi con sam người ta chỉ lấy 30% máu – để giúp loài người, có khi xã hội sam phải phát động chiến dịch “chủ nhật xanh” như ta đang có chủ nhật hồng. Trong vòng 72 tiếng, con sam bị lấy máu được đưa trở về biển; chỉ khoảng một tuần, lượng máu của chúng phục hồi như trước, nhưng phải mất khoảng hai đến ba tháng các sắc tố hemocyanin trong máu mới đạt được số lượng bình thường. Tỷ lệ sam mất máu qua đời, theo những kẻ khai thác máu chỉ là 3%. Nhưng họ cũng không công bố số sam chết khi lấy máu. Trong khi đó các cơ quan nhà nước và các đại học đưa ra tử suất từ 10 – 15%.

trứng sam biển
Trứng sam biển làm gỏi. Ảnh: TL

Cũng có kẻ lý luận vì có nhiều loài vật sống phụ thuộc vào trứng sam, nên cần bảo vệ nó. Con người, nhất là dân nhậu Việt, thì chỉ mới biết sống ký “ngon, bổ” vào trứng sam mà thôi.

Sam Việt kiếm tiền lẻ

Sam biển Việt Nam có hai loại: loại ăn được gọi là sam đuôi tam giác, và loại ăn chết người gọi là so biển. Trong so biển có độc tố tetrodotoxin làm liệt cơ hô hấp, ngưng thở, gây tử vong chỉ với liều lượng rất thấp. So biển độc như cá nóc. Tuyệt đối không ăn... thử hai loại này.

Sam Việt khác sam Mỹ, nên máu của sam Việt không thể chui vào ngành y dược để kiếm tiền tỉ, nhưng chui vào ngành ẩm thực kiếm tiền lẻ thì chắc được. Sam nổi tiếng với món trứng, nên sam đực trở thành đồ bỏ và sam cái mới là đồ lấy, mặc dầu chúng dính nhau như... sam. Sam rất ít thịt; chỉ có ở gần miệng và cuống đuôi. Trứng sam ăn thô sau khi nướng sẽ mau ớn. Thường trứng được trộn gỏi. Món gỏi Thái nổi tiếng Yam Khai Maengda gồm trứng sam, thịt heo, hành, tiêu, ớt, rau mùi trộn chung.

Một con sam có trứng ở nhà hàng Duyên Hải, Cần Giờ chừng 400.000 đồng, ăn cỡ tám người mới hết trứng. Ở đây ngoài trứng sam nướng, còn có gỏi trứng sam và trứng sam kho quẹt cho vị lạ lẫm, hơi béo và thơm làm sao.Thời buổi, tôm hùm mắc mỏ, mà nghĩ đến món tiết canh sam với nhân là trứng sam thì khỏi chê vào đâu được. Các tay nhậu thử “sáng tạo” xem sao?

Thế giới Tiếp thị/Dân Việt, 02/06/2014
Đăng ngày 03/06/2014
Công Khanh
Ẩm thực

Tép hòa vị Tết 2025: Làng Vũ Đại đỏ lửa kho cá tiền triệu ngày giáp tết

Mỗi khi xuân về, khi các làng quê khác tấp nập chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tát, làng Vũ Đại (Hà Nam) lại bận rộn với các niêu cá kho nghi ngút khói. Những ngày cuối năm, cả làng như đạp nhịịt, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để kịp giao những niêu cá trọn vẹn cho khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Cá kho làng Vũ Đại
• 09:00 12/01/2025

Lý giải vì sao “đầu cá” lại trở thành hàng hot cho các cửa hàng quán lẩu

Trong ẩm thực Việt Nam, lẩu từ lâu đã là món ăn quen thuộc, gắn liền với những bữa tiệc gia đình hay buổi họp mặt bạn bè. Điểm đặc biệt khiến món lẩu thêm phần độc đáo chính là sự góp mặt của nguyên liệu đầu cá. Từ các quán ăn bình dân đến nhà hàng sang trọng, đầu cá đã vươn lên trở thành một trong những nguyên liệu được săn đón hàng đầu, đặc biệt là trong các món lẩu. Nhưng tại sao món ăn này lại được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng khám phá những lý do vì sao “đầu cá” lại trở thành hàng hot cho các cửa hàng quán lẩu.

Đầu cá hồi
• 10:13 07/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa và truyền thống của tôm khô trong mâm cơm ngày Tết Việt Nam

Tôm khô là một món ăn dân dã nhưng mang đậm bản sắc văn hóa và giá trị truyền thống trong ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là trong mâm cơm ngày Tết. Đây không chỉ là một nguyên liệu chế biến phong phú mà còn là biểu tượng gắn kết tinh thần gia đình và cộng đồng qua từng bữa ăn.

Tôm khô
• 09:00 05/01/2025

Cua hấp bia: Hương thơm ngọt lành ngày Tết

Mỗi khi Tết đến xuân về, bàn tiệc gia đình không chỉ là nơi sum họp mà còn là thời điểm lý tưởng để thưởng thức những món ăn hấp dẫn, độc đáo

Cua hấp
• 08:00 29/12/2024

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 11:44 16/01/2025

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:44 16/01/2025

Hạn chế thiệt hại do sự chênh lệch nhiệt độ ở ao nuôi

Nhiệt độ nước trong ao nuôi thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển và khả năng sinh sản của các loài tôm cá. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn, đặc biệt là những biến đổi đột ngột, có thể gây stress, làm suy giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi.

Tôm thẻ
• 11:44 16/01/2025

Độ mặn phù hợp trong nuôi vuông quảng canh

Nuôi trồng thủy sản quảng canh, đặc biệt là nuôi tôm trong vuông, phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường, trong đó độ mặn đóng vai trò quan trọng. Độ mặn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ sinh trưởng của tôm mà còn tác động đến hệ sinh thái trong vuông nuôi. Hiểu và quản lý tốt độ mặn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của mô hình này.

Nuôi quảng canh
• 11:44 16/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 11:44 16/01/2025
Some text some message..