Bị cấm, cá piranha vẫn được bán tràn lan

Là loài động vật ngoại lai có xuất xứ từ Nam Mỹ, gây nguy hại cho hệ sinh thái tự nhiên và bị cấm nhập vào Việt Nam nhưng cá piranha vẫn đang được nhiều cửa hàng cá cảnh, chợ trên mạng rao bán công khai.

Cá hổ piranha.
Một người chào bán cá hổ với giá gần 20 triệu đồng/con.

Cá piranha được biết đến với tên cá hổ, cá cọp, cá răng đao, cá răng cưa và còn được gọi là “sát thủ nước ngọt”. Chúng có hàm răng sắc nhọn, sinh sống và săn mồi theo bầy đàn. Cá piranha là loài động vật ăn tạp với nguồn thức ăn chính là cá sống hoặc cá chết; chúng còn ăn cả côn trùng, giáp sát, bò sát, động vật lưỡng cư, động vật có vú. Độ nguy hại của loài cá này đối với môi trường có thể còn khủng khiếp hơn nhiều loài sinh vật ngoại lai từng du nhập vào Việt Nam như ốc bươu vàng, đỉa, rùa tai đỏ, tôm hùm đất…

Đánh giá được mức độ nguy hại của cá piranha đến hệ sinh thái nên từ năm 1998, Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có chỉ thị cấm nhập khẩu và nuôi loài cá này. Thế nhưng, tại TP.HCM, loài cá thường xuất hiện trong các bộ phim kinh dị này lại đang được rao bán công khai.

Tại một điểm bán cá cảnh thuộc P.Linh Đông, TP.Thủ Đức, một bể chứa toàn cá hổ được đặt ngay giữa cửa hàng. Chủ cửa hàng tên Hoàng Hải cho hay, hiện bể có khoảng 500 con cá piranha bụng đỏ (red belly) với chiều dài 4-5cm, giá mỗi con 90.000 đồng. “Do số lượng quá nhiều nên chúng tôi phải cho cá ăn cám, nhưng trong hồ lúc nào cũng có một vài giống cá khác để chúng rỉa lúc đói. Chỉ cần nuôi thêm hai tháng, chúng sẽ lớn lên khoảng 7-9cm, về sau thì chúng phát triển chiều dài rất chậm” - anh Hải nói thêm.


Kẻ săn mồi có hàm răng sắc nhọn.

Theo anh, hiện đa số người nuôi cá piranha chọn loài bụng đỏ do dễ nhân giống và dễ nuôi. Loài piranha bụng vàng (yellow belly) khó nhân giống, phải săn bắt trong tự nhiên nên giá luôn cao gấp nhiều lần piranha bụng đỏ. Khi chúng tôi hỏi về nơi săn bắt tự nhiên, anh Hải từ chối trả lời.

Tại một điểm bán cá cảnh ở Q.Bình Thạnh, chủ cửa hàng tên Thuận cho biết, nơi đây bán piranha bụng đỏ trưởng thành, to ngang ngửa bàn tay người lớn, dân chơi cá thường gọi là “cá short”, giá bình quân 500.000 đồng/con. Cũng loài này nhưng có gù trên gáy được gọi là cá “gù”, giá mỗi con cả triệu đồng.

Anh Thuận nói thêm: “Hiếm hơn nữa là cá hổ bụng vàng, lúc chiều dài 32cm, to 17-19 cm có giá 8 triệu đồng/con, lúc trưởng thành có giá khoảng 19 triệu đồng/con. Để nuôi được piranha, phải thả ít nhất năm con trong một bể”. Anh cho biết, toàn bộ cá piranha ở cửa hàng này có nguồn từ vùng Amazon của Brazil. 

“Phong trào nuôi cá hổ có từ năm 2018 và được duy trì đến nay. Dân chơi cá cảnh độc lạ thích săn tìm piranha để nuôi do chúng có màu sắc bắt mắt, nhiều chủng loại, thân hình nhỏ nhưng rất hung hãn, hiếu chiến. Người mới chơi cá hổ thường nuôi dòng cá hổ bụng đỏ hoặc Newbe, Manu, Mac, Cariba, sau đó “nâng cấp” lên loài hung hãn nhất là Black Diamond” - chủ một cửa hàng cá cảnh ở Q.7 tên Tính, cho biết.

Theo Tính, cá hổ không ăn thức ăn viên, thức ăn khô hay đông lạnh. Để hạn chế tính hung hãn của loài cá này, một số người thay thịt tươi sống bằng thức ăn chay lúc chúng còn nhỏ. Tuy nhiên, khi thay chế độ ăn không phù hợp, cá có thể “nổi điên”, ăn thịt đồng loại. “Piranha có thể cắn người. Nhiều khách hàng của tôi thường xuyên bị cá cắn chảy máu hoặc xước tay khi thay rong, lấy đồ trong bể” - anh Tính kể.

Không chỉ bán công khai ở cửa hàng, cá hổ còn được rao bán đầy trên mạng, phổ biến nhất là qua mạng Facebook. Hầu hết các chủ trang quảng bá số lượng cá không hạn chế, gồm cá piranha bụng đỏ và bụng vàng, giá trung bình từ 90.000-170.000 đồng/con.

Trao đổi với phóng viên Báo Phụ Nữ TPHCM, ông Đinh Minh Hiệp - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM - khẳng định cá hổ nằm trong nhóm các loài sinh vật ngoại lai, không được phép nhập khẩu, nuôi trồng; mọi hình thức nuôi, kinh doanh, nhập khẩu đều vi phạm pháp luật: “Địa phương nào phát hiện thì tịch thu, tiêu hủy và xử phạt dựa vào mức độ sai phạm”. 

Báo Phụ Nữ
Đăng ngày 05/04/2021
Quốc Thái
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 05:56 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 05:56 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 05:56 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:56 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 05:56 27/12/2024
Some text some message..