Bí quyết của người "miễn dịch" với nọc rắn độc

Một người đàn ông Mỹ vừa quyết định tiết lộ bí quyết giúp anh vẫn sống dù bị các con rắn độc châu Phi cắn hơn 100 lần.

con rắn độc
Anh vui vẻ hướng dẫn một con rắn độc bò lên cánh tay để trần của mình...

Mỗi lần cắn, một con rắn độc châu Phi màu đen (black mamba) tiết ra lượng nọc đủ mạnh để giết chết một người trong vòng 20 phút. Tuy nhiên, anh Tim Friede vẫn thản nhiên đùa giỡn với 100 con rắn độc dạng này nuôi nhốt trong căn hộ của mình ở Milwaukee, bang Winsconsin, Mỹ.

Cảnh tượng diễn ra trong căn hộ của Friede có thể khiến người bình thường choáng váng: Anh vui vẻ hướng dẫn một con rắn độc bò lên cánh tay để trần của mình và chờ đợi nó cắn. Sau khi con rắn cắn ngập răng nanh vào da thịt của Friede và truyền độc tố, anh chỉ ngồi ngả ra chiếc ghế và chời đợi cơn đau lắng dịu.

Friede vẫn sống sót sau hơn 100 lần bị rắn độc cắn nhờ tự tạo được sự đề kháng với nọc độc. Người công nhân thất nghiệp này tiết lộ, khả năng miễn dịch đặc biệt có được nhờ anh đã tự tiêm cho mình nọc độc pha loãng.

Dù không tử vong nhưng khi bị rắn độc cắn, cánh tay của Friede vẫn bị sưng phồng lên do chất độc gây ra tính quá mẫn, một phản ứng dị ứng tiềm ẩn nguy cơ chết người và có thể thể gây suy hô hấp. Dẫu vậy, Friede hy vọng cách tự hành xác của mình sẽ đáng giá do anh muốn chứng minh có thể tạo khả năng miễn dịch cho hàng triệu người đang đối mặt với nguy cơ bị rắn cắn.

rắn cắn
...và chờ nó cắn, rồi truyền nọc độc

"Khi mọi người nhìn thấy những gì tôi đang làm, họ thường quả quyết hoặc hồ nghi rằng tôi sẽ chết. Các bức ảnh là minh chứng cho khả năng miễn dịch của tôi, chứng minh cách làm của tôi có hiệu quả. Đây là cách duy nhất khiến mọi người tin và là cuộc sát hạch thực sự xem liệu việc tự tạo miễn dịch có tác dụng hay không", anh Friede nhấn mạnh.

Hiện tại, Friede thường xuyên phải đi kiểm tra sức khỏe phòng trường hợp anh bị tổn thương nội tạng mà không hay biết. Anh tuyên bố: "Tôi hy vọng, thông qua việc tự phát triển khả năng kháng độc, tôi đã có thể tạo ra nền tảng vững chắc nào đó cho sự ra đời của một loại vắc xin giúp ngăn chặn việc 125.000 người chết vì rắn độc cắn mỗi năm. Hiện tại, đa phần các nạn nhân đều là người nghèo ở châu Á và châu Phi".

Theo Vietnamnet, Metro/Khoahoc.com
Đăng ngày 11/10/2013
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 12:46 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 12:46 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 12:46 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:46 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:46 27/11/2024
Some text some message..