Bí quyết săn mồi của cá ngựa

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, cá ngựa là loài săn mồi háu ăn cũng như có cách rình mồi rất thông minh, đối lập với vẻ ngoài hiền lành và chậm chạp.

Cá ngựa
Hình dạng độc đáo của đầu cá ngựa với chiếc vòi nhỏ dài giúp chúng di chuyển mà không tạo ra gợn sóng, giúp chúng dễ bắt mồi hơn. Ảnh: airingnews.com

BBC dẫn lời Brad Gemmell, thành viên của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Texas, cho biết chiếc đầu dài đặc biệt của cá ngựa là bí quyết giúp bắt mồi với tỷ lệ đớp trúng lên đến 90%.

Con mồi chủ yếu của cá ngựa là copepod, một loài thủy sinh nhỏ sống dưới đại dương, được biết đến với khả năng di chuyển nhanh nhạy. Khi phát hiện có gợn nước báo hiệu kẻ săn mồi đang tiến gần, một con copepod có thể vọt xa một quãng gấp 500 lần so với chiều dài cơ thể chỉ trong một giây.

Mặc dù là loài cá bơi rất chậm trong thế giới sinh vật biển, cá ngựa vẫn có thể đớp trúng con mồi nhanh nhẹn với tỷ lệ cao hơn hẳn các loài cá khác. Để bắt mồi, cá ngựa áp dụng phương pháp đứng tại chỗ và quay đầu xung quanh, sau đó dùng vòi hút lấy con mồi trong bán kính một mm.

Để lý giải cách săn mồi đặc biệt của loài này, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu hoạt động rình mồi và bắt mồi của loài cá ngựa lùn (Hippocampus zosterae). Họ sử dụng máy quay kỹ thuật số tốc độ cao kết hợp đèn laser và kính hiển vi để quay lại hình ảnh cá ngựa bắt mồi ở dạng 3D và tập trung vào chuyển động của nước xung quanh cá.

Nhóm nghiên cứu kết luận, hình dạng độc đáo của đầu cá ngựa với chiếc vòi nhỏ dài giúp chúng di chuyển mà không tạo ra gợn sóng, nhờ vậy dễ dàng tiến lại gần con mồi ở khoảng cách một mm mà không lo bị phát hiện. Lúc này, vòi cá ngựa sẽ vươn ra và hút con mồi vào trong.

Gemmell cũng chỉ ra rằng ở vùng nước động, cá ngựa bắt mồi kém hơn các loài cá khác do chúng chậm chạp hơn. Cách thức rình mồi từ từ và tập trung vào một con mồi của cá ngựa chỉ có hiệu quả ở những vùng nước lặng dưới biển sâu hay quanh những rạn san hô.

Trước đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Macquarie, Australia, đã tìm ra nguyên nhân vì sao cá ngựa bơi đứng. Theo đó, loài cá ngựa sinh sống quanh những dải cỏ biển dài và dựng đứng cần phải ngụy trang để trốn tránh kẻ thù. Chúng dần tiến hóa thân hình thẳng đứng như những loài thực vật biển xung quanh./.

VnExpress.net, 29/11/2013
Đăng ngày 29/11/2013
Hiếu Trần
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 06:05 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 06:05 20/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 06:05 20/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 06:05 20/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 06:05 20/12/2024
Some text some message..