Biến bãi lầy ven sông thành vùng nuôi trồng thủy sản hiệu quả

Sông Cung – một dòng sông nhỏ thuộc huyện Hoằng Hóa, nối liền sông Mã với sông Lạch Trường. Hai đầu dòng sông hình cánh cung này đều nối với những vùng sông gần cửa biển nên rất hợp cho nghề nuôi trồng thủy sản hai ven bờ. Trước đây, đa phần bãi lầy ven sông chủ yếu cây dại mọc um tùm, nhưng khoảng 5 – 7 năm trở lại đây, các xã có sông này đã biết tận dụng các vùng đất hoang để cải tạo thành những vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ hiệu quả.

Biến bãi lầy ven sông thành vùng nuôi trồng thủy sản hiệu quả
Vùng nuôi trồng thủy sản ven sông Cung của xã Hoằng Lưu (Hoằng Hóa).

Ông Nguyễn Hữu Dũng, phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hoằng Hóa, cho biết: Sông Cung chạy vắt ngang qua 9 xã vùng biển và vùng Đông Nam của huyện, gồm: Hoằng Phụ, Hoằng Đông, Hoằng Ngọc, Hoằng Yến ở phía bờ Đông và: Hoằng Phong, Hoằng Lưu, Hoằng Thắng, Hoằng Đạo, Hoằng Hà ở phía bờ Tây. Hiện tại, đang có khoảng 700 ha nuôi trồng thủy sản hai bên dòng sông phát huy hiệu quả, đem lại cơ hội làm giàu và việc làm cho hàng trăm hộ dân và các doanh nghiệp trong huyện. Nhiều xã có diện tích nuôi trồng thủy sản ven sông khá lớn, coi đây là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như tăng trưởng của địa phương. Cụ thể, các xã Hoằng Yến và Hoằng Phong đều có hơn 200 ha đồng nuôi, xã Hoằng Lưu có 150 ha, những xã còn lại đều phát triển hàng chục héc-ta.

Những năm trước, các vùng nuôi trồng thủy sản ven sông này chủ yếu theo hình thức quảng canh cải tiến, nuôi xen canh nhiều giống thủy sản, như các loại cá, tôm, cua, rau câu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, có một số doanh nghiệp và nhiều hộ dân đã đầu tư vốn, áp dụng các tiến bộ khoa học để nuôi tôm theo hình thức công nghiệp, cho hiệu quả kinh tế gấp hàng chục lần nuôi thả truyền thống. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 60 ha được chuyển đổi sang nuôi tôm thâm canh theo hướng công nghiệp. Nhiều mô hình tại các xã Hoằng Lưu, Hoằng Yến, Hoằng Hà còn được áp dụng các tiến bộ khoa học hiện đại để nuôi theo hướng công nghệ cao. Thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hoằng Hóa, thu nhập trung bình của diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ ven sông Cung hiện đạt khoảng 180 đến 190 triệu đồng/ha/năm. Đáng nói, ở những diện tích nuôi tôm công nghiệp, năng suất trung bình đạt tới 18 tấn tôm/ha/năm. Những năm được mùa, những diện tích nuôi công nghiệp này cho doanh thu tới 2 tỷ đồng/ha/năm, lợi nhuận khoảng 40% doanh thu.

Tại xã Hoằng Lưu, một dải đất ven sông dài hàng nghìn mét đã trở thành vùng nuôi trồng thủy sản trù phú. Trên những khu đầm trải dài mênh mông một màu trắng nước, thấp thoáng những bóng người chăm sóc cá tôm. Ông Lê Duy Kỳ, giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Lưu, cho hay: Khoảng 5 năm trở lại đây, diện tích nuôi trồng thủy sản ven sông Cung của xã đã tăng thêm khoảng hơn 70 ha do nhiều vùng bãi lầy hoang hóa được cải tạo. Không chỉ diện tích ngoại đê, nhiều diện tích lúa kém hiệu quả kinh tế vùng nội đê cũng được xã và huyện chủ trương chuyển đổi thành đất nuôi trồng thủy sản để nâng cao giá trị kinh tế. Hiện tại, toàn xã Hoằng Lưu đang có 150 ha nuôi trồng thủy sản ven sông Cung, trong đó 50 ha ngoại đê và 100 ha nội đê. 68 hộ gia đình có đồng thủy sản đều là những hộ khá và giàu trong xã. Năm 2018, hoạt động nuôi trồng thủy sản trong xã đã đem lại nguồn thu 6,8 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm nay, các chủ đầm cũng đã thu nhập gần 5 tỷ đồng từ thu hoạch các đối tượng nuôi. Nhờ đó, hàng trăm người trong xã cũng được tạo việc làm ổn định trong nhiều năm qua.

Nói về tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản ven bờ sông Cung, ông Nguyễn Hữu Dũng cho rằng: Đây sẽ là vùng nuôi có tiềm năng, bởi đã có nhiều chủ đầm đầu tư lớn, áp dụng tiến bộ khoa học để nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế. Để phát triển bền vững, huyện Hoằng Hóa hiện không có chủ trương mở rộng thêm diện tích vùng nuôi này, chỉ khuyến khích phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất và an toàn dịch bệnh.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 06/07/2019
Lê Đồng
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 05:30 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 05:30 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 05:30 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 05:30 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 05:30 29/11/2024
Some text some message..