Giá tôm thương phẩm hiện tại ở thị trường Miền Tây đang ở mức rất thấp, trong khi giá thành sản xuất, nuôi tôm của bà con có xu hướng cao hơn giá bán. Tỷ lệ mô hình nuôi tôm thành công ở khu vực ĐBSCL chưa cao, chưa vượt quá 50%.
Chất lượng và giá trị tôm của Việt Nam thấp hơn các nước xuất khẩu tôm khác như Ecuador, Ấn Độ, Thailand…do chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất quá nhiều. Trang trại nuôi tôm nuôi theo các tiêu chuẩn ASC, GLOBAL GAP, GAP…chưa nhiều, chưa đạt theo từng bộ tiêu chuẩn quy định.
Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, chu kỳ khô hạn khu vực ĐBSCL diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ dịch bệnh tôm tăng cao trong thời gian tới, là những vấn đề người nuôi tôm sẽ phải đối diện.
El Nino tác động tới hàng loạt các quốc gia từ Á sang Mỹ, Âu, có thể khiến thế giới trải qua những đợt nắng nóng khô hạn, sóng nhiệt khắc nghiệt hơn và những trận bão lũ dữ dội hơn.
Trước mắt, nhiều chuyên gia khí tượng quốc tế dự báo, nếu hiện tượng El Nino hoạt động cực mạnh trong năm 2023, thì mùa hè này, chúng ta sẽ chứng kiến mức nhiệt nóng nhất trong lịch sử. Thậm chí sẽ nóng hơn cả năm 2016 - vốn là năm nóng nhất thế giới từng ghi nhận.
Theo dự báo, hiện tượng El Nino hoạt động cực mạnh trong năm 2023, thì mùa hè này, chúng ta sẽ chứng kiến mức nhiệt nóng nhất trong lịch sử. Ảnh: tép Bạc
Hiện tại đang là năm 2023, và tất cả các loại kỷ lục liên quan đến nhiệt đều bị phá vỡ. Nhiệt độ hàng ngày cao nhất từng được ghi nhận trên toàn cầu xảy ra vào đầu tháng 7/2023, cùng với sự bất thường về nhiệt độ, mặt nước biển lớn nhất từ trước đến nay.
Với mức tăng của nhiệt độ thời tiết toàn cầu từ năm 1980 tới nay, có thể thấy, Trái Đất đang càng ngày càng nóng bức, và có vẻ như xu thế này không thể đảo ngược. Vậy thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, biến đổi khí hậu, El Nino sẽ ảnh hưởng thế nào tới nghề nuôi tôm của chúng ta hiện nay, sắp tới?
El Nino làm nước biển nóng lên, kéo dài trong nhiều tháng còn lại của năm 2023, năm sau. Lượng nước mưa trong mùa mưa năm 2023 và năm 2024 dự báo sẽ thiếu hụt trầm trọng.
Do tác động EL Nino, dự báo hạn hán khu vực ĐBSCL và xâm mặn vào sâu trong nội địa sẽ đến sớm, thường trực và khắc nghiệt hơn. Sốc môi trường, là vấn đề đầu tiên tôm nuôi chịu ảnh hưởng. Biến thiên nhiệt độ ngày và đêm, sáng và chiều, Độ mặn tăng, tôm liên tục điều chỉnh trong trạng thái sinh lý hoàn toàn bị động. Khi vấn đề này sảy ra liên tục, đột ngột, vượt ngưỡng, sẽ tác động làm tôm bị sốc. Nhiệt độ tăng cao, nếu trong ao có nhiều dinh dưỡng như thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, chất lơ lửng, phù sa lắng tụ…không loại bỏ kịp thời ra khỏi ao, sẽ tích tụ dần. Khi nhiệt độ tăng cao, sẽ kích thích nền đáy ao phân huỷ hữu cơ mạnh, sinh ra nhiều khí độc như NH3, NO2.
Mặt khác, khi nhiệt độ tăng cao, kích thích tảo trong ao phát triển nhanh, tăng mật độ và vượt ngưỡng trong thời gian ngắn. Khi tảo phát triển nhanh, sẽ tác động pH, làm pH biến động liên tục giữa sáng, trưa, chiều, tối…kéo theo biến động hàm lượng khí độc, độ kiềm, gây sốc cho tôm. Khi nhiệt độ tăng cao, kéo theo độ mặn trong ao cũng tăng cao, và biến động theo mức tăng giảm nhiệt độ. Nước ao keo sắc, tôm di chuyển khó khăn, tôm nuôi dễ bị sốc, khó vận động, khó lột vỏ, chậm lớn, phân đàn.
Khi nhiệt độ tăng cao, kích thích tảo trong ao phát triển nhanh ảnh hưởng xấu đến tôm. Ảnh: Tép Bạc
Do tác động EL Nino, hạn hán khu vực ĐBSCL và xâm mặn vào sâu trong nội địa sẽ đến sớm, thường trực và khắc nghiệt hơn. Trong điều kiện này, nuôi tôm thẻ chân trắng có một số thuận lợi như vùng nuôi có thể mở rộng, nước có độ mặn và việc sản xuất tôm sẽ hiệu quả.
Tuy nhiên, sẽ tác hại đến vùng nuôi cá nước ngọt như cá nuôi chậm lớn, dễ sốc mặn, thậm chí màu sắc thịt cũng không như mong muốn. Do tác động EL Nino, nguồn nước ngọt sẽ ít, thiếu, những vùng nuôi tôm độ mặn cao sẽ không đủ nguồn nước ngọt để pha, gây khó khăn, làm tôm khó lột vỏ, tăng trưởng chậm. Sức đề kháng, khả năng miễn dịch của tôm sẽ giảm, làm sức khoẻ tôm nuôi giảm xút nghiêm trọng khi tôm bị sốc do môi trường tác động.
Khi sức khoẻ tôm bị tác động xấu do ảnh hưởng EL Nino, dịch bệnh tôm là vấn đề tiếp theo, chịu ảnh hưởng trực tiếp. Chủng loại bệnh tôm sẽ nhiều hơn, xuất hiện nhiều chủng gây bệnh mới.
Do tác động EL Nino, dự báo sẽ xuất hiện nhiều chủng bệnh có khả năng tác động, ảnh hưởng đến tôm nuôi gây thiệt hại trên diện rộng, tôm chết nhanh, tần suất và mật độ bệnh sẽ dày hơn, bệnh khó chuẩn đoán, bệnh dễ bùng phát, mau hình thành dịch, bệnh gây khó khăn trong điều trị.
Bà con nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao thường thả nuôi mật độ dày, sử dụng thức ăn đạm cao > 40% từ tháng nuôi thứ hai đến khi thu hoạch. Với đặc điểm mô hình nuôi trên, cùng với tác động EL Nino, việc kiểm tra thông số môi trường nếu không thực hiện mỗi ngày, sẽ rất khó đánh giá diễn biến, không kịp thời đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi sảy ra sự cố hay những vấn đề bất lợi cho tôm nuôi.
Do ảnh hưởng EL Nino, dịch bệnh tôm là vấn đề tiếp theo, chịu ảnh hưởng trực tiếp.. Ảnh: Tép Bạc
Khi nhiệt độ tăng cao, nguồn nước ngọt pha hạn chế, sẽ làm độ mặn trong ao nuôi tăng cao. Tôm có xu hướng giảm ăn, đặc biệt các cữ 10 giờ trưa và đầu giờ chiều 13 – 14 giờ. Nếu bà con không đánh giá đúng tình trạng bắt mồi của tôm ở các thời điểm trên, cho tôm ăn lượng bình thường, dễ gây dư thừa thức ăn, gây dơ môi trường, FCR cao. Cần thiết phải định lượng, điều chỉnh thức ăn phù hợp theo thực tế tôm sử dụng từng ngày.
EL Nino đã và sẽ tiếp tục sảy ra ở khu vực ĐBSCL, tiếp tục có những ảnh hưởng tiêu cực đến các mô hình nuôi tôm. Hơn lúc nào hết, bà con cần chủ động ứng phó. Thay đổi quan điểm nuôi cũ, lạc hậu, không phù hợp. Cập nhật công nghệ mới, kỹ thuật mới, ứng dụng mô hình nuôi mới vào sản xuất, phù hợp tình hình thời tiết, khí hậu, mùa vụ…
Điều chỉnh, thay đổi, một số yếu tố kỹ thuật nuôi, cơ sở hạ tầng như xây dựng thêm ao chứa nước ngọt, chủ động thả nuôi mật độ thưa, chủ động phòng bệnh từ khi cải tạo, xử lý ao nuôi, nguồn nước nuôi ban đầu. Chọn nguồn giống đảm bảo chất lượng thả nuôi, không nên thả nuôi tôm postlarvae trực tiếp xuống ao nuôi, nhất là postlarvae 8 – 10. Bà con nên ương tôm post 15 – 20 ngày, trước khi thả ra ao nuôi. Về dinh dưỡng cần chủ động nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi thông qua việc hạn chế sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh. Tăng cường bổ xung men tiêu hoá, men vi sinh có lợi cho đường ruột tôm, chất hỗ trợ gan, Beta glucan, Probiotic, Prebiotic…thông qua việc trộn kèm theo thức ăn.