Biện pháp chăm sóc tôm thẻ khi thời tiết bất lợi

Hiện nay đang là thời điểm thả giống và chăm sóc tôm một tháng tuổi, tuy nhiên thời tiết diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, bà con nuôi TTCT nên lưu ý một số vấn đề sau đây.

Cho tôm ăn bằng nhá (sàn) để có thể nắm tình trạng tôm nuôi - Ảnh: Phan Thanh Cường

1. Kiểm soát tảo đáy

Nguyên nhân xuất hiện tảo đáy là ở những ao có nước thấp (<1m), nhiệt độ biến động, độ trong cao, ánh sáng xuyên xuống nền đáy ao và làm cho tảo đáy phát triển mạnh. Ở những ao cải tạo không triệt để, ao nhiều chất hữu cơ cũng thường gặp trường hợp này.

Biện pháp xử lý tảo đáy hiệu quả nhất là dùng thanh kim loại thẳng, nặng (có thể cột thêm đá), cột dây hai đầu, đặt sát đáy ao để kéo tảo đáy ra khỏi ao, dùng vợt vớt những tảo đáy nổi chết mặt nước, ở cuối ao, tránh để chìm lại xuống ao. Sau đó nâng mực nước ao lên >1m và gây lại màu nước, giúp tảo phát triển tạo màng che ngăn chặn sự chiếu sáng của mặt trời xuống đáy ao, đạt độ trong khoảng 30-40cm. Khi thiếu ánh sáng, tảo đáy sẽ tàn lụi dần và không phát triển nữa.

Trong xử lý tảo đáy nên bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm tăng sức đề kháng, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nền đáy.

2. Quản lý ao nuôi

Duy trì mực nước đạt 1,2-1,5m để ổn định nhiệt độ nước.

Độ trong: 30-40cm để hạn chế hiện tượng tảo tàn. Nếu độ trong lớn hơn 40cm, bổ sung phân có tỷ lệ: 0,5kg DAP + 0,25kg urê/1.000m3 vào lúc nắng ấm. Nếu độ trong nhỏ hơn 20cm (tảo đậm): giảm lượng thức ăn, sử dụng formol 2-3lít/1.000m3 (tính cho cả ao), tạt vào khu vực góc ao, cuối hướng gió. Sau đó, nâng mức nước thêm từ 15-20cm.

Độ pH: Hàng ngày, kiểm tra pH vào thời điểm 6 giờ và 14 giờ, pH dao động trong ngày không quá 0,5 đơn vị. Duy trì trong ngưỡng thích hợp (7,5-8,5), nếu thấp hơn 7,5 vào buổi sáng, bón vôi CaCO3 7-10 kg/1.000m3.

Độ kiềm: Kiểm tra độ kiềm 1 lần/tuần vào lúc 14 giờ, duy trì 80-120mg CaCO3/l. Khi tôm lột xác, kiểm tra độ kiềm để bổ sung vôi kịp thời.

Sử dụng men vi sinh: Trong giai đoạn đầu nên sử dụng men vi sinh có thành phần chính là nhóm Bacillus (B.licheniformis, B.megaterium, B. polymyxa…) giúp giảm tảo do vừa sử dụng trực tiếp chất hữu cơ trong ao, vừa khử Nitrate thành Nitơ dạng khí thoát ra ngoài, làm giảm muối dinh dưỡng trong ao.

Khi sử dụng men vi sinh nên lưu ý đến khả năng gây thiếu ôxy, pH dao động lớn vào thời gian các vi khuẩn hiếu khí hoạt động mạnh, đặc biệt là vào thời điểm sáng sớm, dễ gây sốc và làm chết tôm.

3. Chăm sóc và cho ăn

Khi tôm mới thả, cho ăn 0,8-1 kg thức ăn công nghiệp/10 vạn post/ngày, sau đó cứ 2 ngày tăng 0,2-0,3 kg/10 vạn. Nên cho tôm ăn vào các thời điểm nắng ấm, giảm lượng thức ăn khi trời âm u, nhiệt độ thấp trong ngày. Những ngày thời tiết lạnh, giảm 20-30% lượng thức ăn. Khi tôm đạt 20 ngày, ăn khoảng 4-5 kg thức ăn/10 vạn/ngày.

- Sử dụng nhá (sàng) để quản lý thức ăn. Khi tôm đạt 20-25 ngày tuổi, lượng thức ăn cho vào nhá theo tỷ lệ: 1,5-2% lượng thức ăn thực tế. Do tôm bắt mồi chậm nên sau thời gian khoảng 2 giờ 30 phút, tiến hành kiểm tra nhá.

- Tùy theo lượng thức ăn còn lại, số lượng tôm vào nhá (phản ánh thời gian sử dụng thức ăn) mà điều chỉnh lượng thức ăn cho lần kế tiếp. Thời gian đầu sử dụng nhá có ý nghĩa hơn trong việc dự đoán tỷ lệ sống (nếu tôm lớn quá mức bình thường, thức ăn dư có thể tôm bị “hao”) và tình hình sức khỏe tôm nuôi (quan sát ngoại hình) qua nhá vì chưa chài tôm được.

- Bổ sung thêm vào thức ăn men tiêu hóa và Vitamin C nhằm ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột tôm, giúp tôm tiêu hóa và ăn nhiều hơn theo tỷ lệ: 3g men tiêu hóa + 1g Vitamin C/ 1kg thức ăn.

Khi tôm đạt từ 1 tháng tuổi, hạn chế chài tôm mà thông qua nhá kiểm tra, đánh giá sức khỏe tôm nuôi. Căn cứ vào các đặc điểm như kích cỡ (đồng đều), màu sắc vỏ (sáng, sạch), đường ruột (to, đầy thức ăn), màu phân… để có biện pháp xử lý.

4. Phòng, trị bệnh

Các biện pháp kỹ thuật cần lưu ý:

- Tăng cường sử dụng men vi sinh để ổn định môi trường.

- Nếu tôm có biểu hiện bệnh đường ruột (không đầy thức ăn, phân đứt quãng), nên dùng kháng sinh Cotrim-forte 1 viên/ 1kg thức ăn/2 lần/ngày, trong 7 ngày. Lưu ý, không kết hợp men vi sinh với thuốc kháng sinh khi cho ăn.

- Khi tôm có biểu hiện “đóng rong”, khác với tôm sú (trên vỏ, chân), TTCT thường ở vị trí chân hàm, nên xử lý nước bằng BKC vào lúc có nắng hoặc OLAN vào chiều tối, tăng cường ôxy.

- Khi ao nuôi có dấu hiệu dịch bệnh (tôm vào bờ hàng loạt, chết đáy), tiến hành niêm cống, đồng thời thông báo cho các cơ quan chức năng xử lý đúng theo quy trình.

 

Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Đăng ngày 21/04/2012
Phạm Thanh Nhân
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 07:29 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 07:29 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 07:29 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 07:29 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 07:29 29/12/2024
Some text some message..