Biện pháp hạn chế thiệt hại đối với thủy sản nuôi trong mùa lũ

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang, hiện mực nước lũ đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu (trên sông Tiền) đang lên nhanh và đến nay vùng hạ lưu sông Tiền và khu vực nội đồng huyện Cái Bè mực nước đã đạt mức cao nhất trong năm.

lũ tràn bờ ao nuôi cá
Chủ động đối phó với lũ là việc làm cấp thiết để hạn chế thiệt hại trong nuôi thủy sản (Ảnh chụp ở xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè).

Khi nước lũ từ thượng nguồn đổ về sẽ cuốn trôi phèn, chất hữu cơ phân hủy, độc tố thuốc bảo vệ thực vật hòa vào dòng nước của các con sông, kinh rạch (nước cỏ, nước son) sẽ làm thay đổi đột ngột điều kiện môi trường (pH giảm, độ trong thấp), thậm chí ô nhiễm môi trường nước, từ đó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên cá nuôi bè, hay gây ảnh hưởng gián tiếp lên cá nuôi ao thông qua hoạt động lấy nước, thay nước.

Nước lũ đổ về cũng khiến cho mực nước trong các vùng nội đồng dâng cao gây ra hiện tượng tràn bờ, phá bờ, đặc biệt là gây ra áp lực phèn lên ao nuôi cá khi nước lũ mới xuất hiện, từ đó gây thất thoát hay tác động xấu lên cá nuôi.

Trước diễn biến và những tác hại của lũ đối với thủy sản nuôi, ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang  khuyến cáo người nuôi thủy sản một số giải pháp để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra do lũ tràn về trong thời gian tới.

Theo đó, đối với ao nuôi cá tra, nếu cá nuôi đạt cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch ngay để tránh lũ. Cá chưa đạt kích cỡ người nuôi cần gia cố, tu bổ, kiểm tra bờ ao, bờ cống.  Bờ ao phải đắp cao hơn mức nước cao nhất ít nhất từ 0,4-0,5m trở lên, rào lưới vây xung quanh ao để tránh cá thất thoát khi nước dâng cao, tràn bờ.

Nước lũ cũng có thể tạo áp lực phèn từ ngoài rò rỉ vào ao gây biến động pH nên người nuôi cần đào rãnh xung quanh ao và rải vôi vào rãnh này (từ 5 - 7kg/100m2) để ngăn không cho phèn bên ngoài tràn vào ao. Sau đó, ngâm vôi vào nước, lấy nước trong tạt đều khắp ao (từ 2-3kg/100m3) để nâng pH, đồng thời lắng tụ các chất hữu cơ lơ lửng trong nước. Trong thời gian có lũ, cần hạn chế thay nước ao nuôi để không gây biến động môi trường nước trong ao làm ảnh hưởng xấu đến cá nuôi.

Đối với nuôi cá lồng bè, thường xuyên kiểm tra lồng nuôi cá, tu sửa lại những chỗ yếu, dễ bị hư hỏng, vệ sinh tẩy dọn lồng sạch sẽ để đảm bảo nước lưu thông nhanh và môi trường trong sạch; củng cố lại các dây neo, di chuyển lồng, bè nuôi vào những nơi kín gió, dòng chảy nhẹ.

Nếu cá đạt kích cỡ thương phẩm thì cần tranh thủ thu hoạch. Nếu cá chưa tới cỡ thu hoạch cần chăm sóc kỹ, cho ăn đầy đủ, đúng liều lượng, tăng cường sức đề kháng cho cá trong “mùa nước son” bằng cách trộn Vitamin C vào thức ăn, thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá để có biện pháp xử lý kịp thời. Cần lưu ý, trong mùa nước son, bà con nuôi cá bè không nên thả giống do môi trường nước xấu nên tỷ lệ cá hao hụt sẽ rất cao.

Đối với nuôi cá, ương cá trên ruộng lúa trong những khu vực có lũ hàng năm, nếu cá đạt kích cỡ thương phẩm thì tranh thủ thu hoạch, tránh thất thoát. Trong trường hợp cá chưa đạt cỡ thu hoạch thì phải có phương án phòng tránh lũ như gia cố lại bờ, bờ bao chắc chắn không để rò rỉ và cao hơn mức nước 0,5m; đồng thời đặt lưới ni lông vây quanh khu vực nuôi và thường xuyên kiểm tra hệ thống cống, bờ ao, mương rãnh để nước thoát nhanh và chuẩn bị máy bơm chống ngập khi cần thiết.

Còn đối với những hộ trong vùng lũ có dự định ương cá giống thì nên đợi sau khi lũ rút mới tiến hành thả cá bột để ương nuôi.

Báo Ấp Bắc
Đăng ngày 22/10/2013
THÀNH CÔNG
Môi trường
Bình luận
avatar

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 10:15 19/09/2024

Chung tay góp sức khắc phục hậu quả sau bão đi qua

Sau cơn bão số 3 - Yagi, ngành nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết lúc này là cùng nhau chung tay góp sức khắc phục hậu quả khi bão đi qua.

Nuôi lồng bè
• 09:43 18/09/2024

Cảnh báo mưa lớn: Khu vực Nam Bộ đề phòng ngập úng

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy cảnh báo về mưa lớn trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khả năng xảy ra lũ trên các sông lớn như sông Đồng Nai. Khi mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về các sông có thể tăng nhanh, dẫn đến lũ lụt, đặc biệt tại các khu vực hạ du của các con sông.

Mưa lớn
• 09:40 17/09/2024

Thái Lan: Cuộc chiến với cá rô phi cằm đen xâm lấn

Trong một động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt, Thái Lan đã chính thức khởi động chiến dịch diệt trừ cá rô phi cằm đen, một loài cá ngoại lai xâm hại được cho là gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và nền kinh tế thủy sản của quốc gia này.

Cá rô phi
• 10:18 16/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 02:22 20/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 02:22 20/09/2024

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 02:22 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 02:22 20/09/2024

Dự đoán giá thủy sản tăng mạnh vào cuối năm 2024: Xu hướng và cơ hội cho người nuôi

Nửa cuối năm 2024, ngành thủy sản dự kiến sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội quý báu cho người nuôi. Sự khôi phục nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU, cùng với những thay đổi về chính sách thương mại và biến động giá, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản lên một tầm cao mới.

Xuất khẩu thủy hải sản
• 02:22 20/09/2024
Some text some message..