Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
Ở ĐBSCL nói riêng và ở Việt Nam nói chung, nguồn gốc cá hường chưa được báo cáo rõ ràng

Cá hường (Helostoma temminkii) có kích thước phổ biến khoảng 20 cm, chúng thường được tìm thấy ở các vùng nước chảy chậm hoặc nước đứng ở các con kênh, vùng ngập nước, ao và hồ từ Thái Lan đến Indonesia. Thức ăn của chúng là thực vật phù du và động vật phù du, cũng như các loại côn trùng dưới nước sống gần bề mặt nước. Ở Việt Nam, cá hường được nuôi nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ở khu vực này, cá hường thường được nuôi ghép cùng với một số loài khác như cá tai tượng (Osphronemus goramy), cá trôi (Cirrhina mrigala), cá chép (Cyprinus carpio), cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix)… 

Tuy đây là đối tượng nuôi phổ biến ở vùng ĐBSCL, nhưng tính đến nay các nghiên cứu về sự đa dạng hình thái của cá hường hầu như chưa có. Cá hường sống trong môi trường nuôi có thể thay đổi hình thái khác với cá sống trong môi trường tự nhiên. Hiện nay, theo một số người dân đánh bắt cá, cá hường rất khó tìm thấy ngoài thủy vực tự nhiên. Song, trong khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), cá hường được quan sát thấy sống theo bầy đàn. 

Một cuộc khảo sát về đặc điểm các loài cá hường vùng ĐBSCL được thực hiện. Cụ thể, mẫu cá được thu ở 5 tỉnh ĐBSCL gồm: Long An (Láng Sen – thủy vực tự nhiên), Đồng Tháp, Hậu Giang, Trà Vinh và Cần Thơ (ao nuôi). sau đó tiến hành đánh giá về các chỉ số chiều dài tổng, chiều dài đầu, rộng đầu, cao đầu, cao đầu sau mắt, chiều dài mõm, độ rộng miệng, khoảng cách hai mắt, đường kính mắt, chiều dài hàm trên, chiều dài hàm dưới, khoảng cách trước vi lưng, khoảng cách trước vi ngực, khoảng cách trước vi bụng, khoảng cách giữa các vi, dài gốc vi lưng, dài gốc vi hậu môn, dài gốc vi bụng, chiều dài gốc vi ngực, chiều dài cuống đuôi, cao thân, cao cuống đuôi. Kết quả cho thấy cá thu từ khu bảo tồn Láng Sen (Long An) có chiều dài và khối lượng lớn nhất. Kết quả cá ở khu bảo tồn Láng Sen có chiều dài và khối lượng lớn nhất so với các quần thể khác. Nguyên nhân là vì cá Láng Sen sống trong môi trường tự nhiên và được bảo tồn, quanh năm không bị đánh bắt. Trong khi đó, cá hường ở các quần thể khác được thu từ ao nuôi, sau vài tháng sẽ được thu hoạch.  

Cá hường
Đây là đối tượng nuôi phổ biến ở vùng ĐBSCL

Sự khác biệt về màu sắc của cá hường được xác định bằng cách quan sát và so sánh màu sắc bên ngoài của mẫu vừa được đánh bắt với thang phân loại màu sắc. Ba quần thể cá hường ở Trà Vinh, Cần Thơ và Hậu Giang đều có 2 màu là màu hồng (một số cá thể có màu đỏ nhạt) và màu xám tro. Trong đó, màu sắc của cá ở Trà Vinh có màu nhạt nhất (hồng trắng). Riêng quần thể cá ở Láng Sen (Long An) chỉ có một màu duy nhất là màu xám xanh và màu sắc cơ thể rất đậm. Trong khi đó, quần thể cá Đồng Tháp chỉ có một màu (hồng đậm).  

Sự khác biệt này có thể là do ảnh hưởng của nguồn thức ăn tự nhiên và môi trường sống. Khu bảo tồn Láng Sen, thủy vực mà cá hường sinh sống, được bao phủ bởi lớp rong rêu dày đặc, lớp thực vật này là nơi chúng có thể ẩn náu. Cá hường nơi đây có màu xám xanh có thể là do ảnh hưởng của môi trường sống. Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy tầm quan trọng của màu sắc và kiểu hình cơ thể như một hình thức để chống lại kẻ thù. 

Cá hường
Các hình dáng và màu sắc cá hường ở các khu vực

Mẫu cá được kiểm tra định danh loài bằng phương pháp phân tích trình tự gene DNA mã vạch (gene COI) và so sánh với ngân hàng gene (Genbank). Sau đó, mức độ đa dạng di truyền của bốn đàn cá được phân tích với sáu chỉ thị ISSR. Kết quả phân tích trình tự gene COI cho thấy cá hường trong nghiên cứu có mức độ tương đồng cao 99,2% so với các mẫu cùng loài (Helostoma temminckii) được công bố ở Genbank. Kết quả khuếch đại ISSR trên tổng số 82 cá thể đã tạo ra 86 vạch có kích thước dao động từ 400 bp đến 3.000 bp, tỉ lệ gene đa hình dao động 55,42-90,36%, tỉ lệ dị hợp mong đợi 0,180-0,245 và chỉ số Shannon 0,269-0,386. Nhìn chung, cá hường có mức độ đa dạng di truyền tương đối cao. Trong đó, các thông số đa dạng di truyền cao nhất ở đàn cá Hậu Giang và thấp nhất ở đàn cá tự nhiên Láng Sen. Do đó, đàn cá Láng Sen cần được bảo tồn và áp dụng chương trình bổ sung quần đàn hợp lý. 

Đăng ngày 19/09/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 10:12 19/09/2024

Vì sao phải lắp giàn quạt và oxy đáy cho ao nuôi tôm?

Một trong những biện pháp hiệu quả giúp đạt được điều này là lắp đặt giàn quạt nước và hệ thống cung cấp oxy đáy cho ao nuôi tôm. Cả hai hệ thống này không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao giàn quạt nước và oxy đáy lại cần thiết cho ao nuôi tôm.

Quạt nước
• 12:00 17/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 09:00 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 11:10 11/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 00:15 20/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 00:15 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 00:15 20/09/2024

Dự đoán giá thủy sản tăng mạnh vào cuối năm 2024: Xu hướng và cơ hội cho người nuôi

Nửa cuối năm 2024, ngành thủy sản dự kiến sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội quý báu cho người nuôi. Sự khôi phục nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU, cùng với những thay đổi về chính sách thương mại và biến động giá, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản lên một tầm cao mới.

Xuất khẩu thủy hải sản
• 00:15 20/09/2024

Bí quyết nhân giống cá cảnh thành công từ chuyên gia

Nhân giống cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho người nuôi. Khi tự tay nhân giống, bạn sẽ có cơ hội quan sát sự phát triển từ trứng đến cá con, từ đó hiểu rõ hơn về quá trình sinh sản tự nhiên.

Cá cảnh
• 00:15 20/09/2024
Some text some message..