Ngành nuôi cá da trơn đang phát triển nhanh trên toàn cầu và ở Việt Nam xuất khẩu cá tra năm 2017 đạt 1,78 tỷ USD tuy nhiên tình trạng thoái hóa trong chất lượng di truyền giống của cá tra hiện nay đã lên mức báo động. Nhiều công trình nghiên cứu vẫn chưa có kết quả thật sự hữu ích. Khiến cho hoạt động sản xuất giống cá tra tại Đồng Bằng sông Cửu Long gặp rất nhiều khó khăn. Biện pháp cải thiện di truyền là tất yếu và hoạt động nuôi vỗ cá bố mẹ cũng hết sức quan trọng. Nghiên cứu này cung cấp tác dụng đặc biệt của bột củ nghệ (Curcuma longa) đối với tuyến sinh dục và chất lượng trứng của cá tra.
Đây là báo cáo đầu tiên chứng minh rằng hoạt động bảo vệ gan của hoạt chất curcumin trong nghệ có thể được sử dụng để cải thiện sự tích tụ dưỡng chất trong trứng và hoạt động sinh sản của cá tra.
Trong các nghiên cứu trước đây trên động vật hữu nhũ, bột củ nghệ có tác dụng tăng cường khả năng sinh học của gan, từ đó giúp cải thiện khà năng sinh sản của chúng. Các nghiên cứu trước đây trên thủy sản chứng minh trong bột củ nghệ có chứa nhiều thành phần có tác dụng tăng cường khả năng đề kháng và hệ thống miễn dịch của cá
Nghiên cứu cải thiện sức sinh sản cá da trơn
Một thử nghiệm của các nhà khoa học Indonexia đã được tiến hành để nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung nghệ (Curcuma longa) vào cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) nhằm đánh giá ảnh hưởng đối với khả năng sinh học của gan như là một phương pháp mới để cải thiện khả năng sinh sản của chúng.
Phương pháp thử nghiệm: Cá da trơn thử nghiệm được phân bố một cách hoàn toàn ngẫu nhiên bao gồm bốn liều bổ sung bột củ nghệ (0, 1.2, 2.4 và 4.8 g/kg thức ăn) tương ứng với bốn nghiệm thức, với mỗi nghiệm thức 10 cá da trơn với trọng lượng cơ thể từ 2 đến 4 kg và ba lần lặp lại.
Mẫu máu cá được thu thập vào ngày 0, 14, 28, 42 và 56 sau khi bổ sung chất bột để đo nồng độ oestradiol-17ß và vitellogenin trong huyết tương. Trọng lượng của cơ thể và gan được đo trong các ngày 0, 28 và 56. Sự ăn mồi của cá da trơn được đo vào ngày 28 và 56 sau khi bổ sung chất bột nghệ, và đường kính trứng được đo trong ngày 28 và 42.
Kết quả cho thấy cá da trơn bổ sung với nghệ ở liều 2,4 hoặc 4,8 g/kg thức ăn có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn, nồng độ 17β – oestradiol và nồng độ vitellogenin trong huyết tương cao hơn so với hai nhóm cá còn lại. Đồng thời khi đánh giá về giá trị chỉ số soma và đường kính trứng cũng nhận thấy hai nhóm cá bổ sung 2,4 hoặc 4,8 g/kg thức ăn cũng cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với hai nhóm cá kia.
Kết luận: Báo cáo cho thấy rằng hoạt động bảo vệ gan của curcumin trong nghệ có thể được sử dụng để cải thiện tổng hợp vitellogenin, giúp cải thiện tích tụ dưỡng chất trong trứng và hoạt động sinh sản của cá tra. Củ nghệ cũng là một loại nguyên liệu rất phổ biến tại Việt Nam, ứng dụng nghiên cứu này có thể góp phần phát triển ngành sản xuất giống cá tra tại ĐBSCL.
Báo cáo của Research4life